Agglutinins lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong bài viết này eLib sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh Agglutinins lạnh là gì và những vấn đề liên quan có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này. Cùng tham khảo nhé!

Agglutinins lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm agglutinins lạnh

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm agglutinins lạnh là gì?

Agglutinins lạnh là kháng thể (thường là IgM) kháng hồng cầu. Mỗi người đều có kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu trong hệ tuần hoàn, nhưng nồng độ thường quá thấp để kích hoạt bệnh (hàm lượng dưới 1:64). Ở những bệnh nhân mắc bệnh agglutinin lạnh, các kháng thể này là ở nồng độ cao hơn nhiều. Ở nhiệt độ cơ thể từ 28°C đến 31°C, chẳng hạn như trong những tháng mùa đông, những kháng thể có thể gây ra một loạt các triệu chứng, từ thiếu máu mãn tính do tán huyết nội mạch hoặc cô lập ngoại mạch của hồng cầu bị ảnh hưởng, dẫn tới chứng xanh tím đầu chi của tay, ngón tay, hoặc ngón chân do ứ máu cục bộ trong các mao mạch da.

Có hai thể của bệnh agglutinin lạnh: nguyên phát và thứ phát. Các thể nguyên phát không do ngưng kết. Bệnh agglutinin lạnh thứ phát là kết quả của một bệnh khác gây ra, đặc biệt là Mycoplasma pneumoniae. Các bệnh khác gây ra có thể bao gồm cúm, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, u lympho, HIV, Epstein Barr, và cytomegalovirus. Kiểm soát nhiệt độ rất quan trọng cho việc thực hiện các xét nghiệm. Các mẫu thử agglutinin lạnh không nên được bảo quản lạnh trong bất bất kì trường hợp nào.

Xét nghiệm agglutinins lạnh được thực hiện để kiểm tra xem cơ thể có tạo ra những kháng thể có tên là agglutinins (ngưng kết tố) tủa lạnh hay không. Những kháng thể agglutinins lạnh thường được tạo ra do hệ miễn dịch phản ứng lại những yếu tố gây nhiễm trùng. Agglutinins lạnh có thể gây kết tập hồng cầu lại ở nhiệt độ thấp.

Bình thường thì nồng độ kháng thể này trong máu thường thấp. Những tình trạng bệnh lý như u lympho hay nhiễm trùng Mycoplasma pneumonia, có thể làm tăng nồng độ agglutinins lạnh.

Nồng độ agglutinins lạnh cao hơn bình thường thì không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nồng độ agglutinins lạnh cao dẫn tới việc máu tích tụ lại trong mạch máu dưới da khi da khi trời lạnh, làm cho da sẽ trở nên nhợt nhạt và tay chân tê cóng. Triệu chứng này sẽ biến mất khi da ấm lên. Trong một vài trường hợp khác, tế bào máu tích tụ sẽ cản trở sự lưu thông của máu ở đầu ngón tay, ngón chân, tai hay mũi. Hiện tượng này giống như bị tê cóng và làm tổn thương đến mô vùng này. Một số trường hợp hiếm có thể dẫn tới hoại tử.

Đôi khi agglutinins tủa lạnh sẽ huỷ hoại hồng cầu trong cơ thể. Hiện tượng này gọi là thiếu máu tán huyết tự miễn.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm agglutinins lạnh?

Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này khi bạn có những triệu chứng sau: Mệt mỏi, yếu, thiếu sức sống, da tái nhợt, chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu. Trong một vài trường hợp, ngón tay, ngón chân, tai hay đầu mũi tái xanh do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Tìm xem nguyên nhân thiếu máu tán huyết có phải là do nồng độ agglutinins lạnh quá cao gây ra hay không. Tìm xem nguyên nhân của viêm phổi có phải là do mycoplasma không. Hơn một nửa số người bị viêm phổi do mycoplasma sẽ tăng nồng độ agglutinins trong máu trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, ngày nay đã có những xét nghiệm khác để phát hiện ra mycoplasma hiện đại hơn, nên xét nghiệm này không còn được dùng với mục đích này nữa.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm agglutinins lạnh?

Nếu phát hiện hồng cầu trong máu của bạn kết thành chuỗi, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm agglutinins tủa lạnh để tìm nguyên nhân.

Ngoài ra bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền máu hay cấy nội tạng để kiểm tra loại máu của người cho và người nhận có khớp với nhau hay không. Máu có nồng độ agglutinins tủa lạnh cao sẽ không thể truyền hay nhận máu được.

Người lớn tuổi sẽ có hàm lượng agglutinins lạnh cao kéo dài trong nhiều năm.

Người có nồng độ agglutininss lạnh cao trong máu, khi lấy máu thực hiện xét nghiệm, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, hoặc gây ra hỏng hóc cho máy xét nghiệm.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm agglutinins lạnh?

Thực chất của xét nghiệm agglutinins lạnh là một xét nghiệm lấy máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm agglutinins lạnh như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ: Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông. Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn. Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể đâm kim nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết. Kéo nòng để lấy máu. Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu. Ép miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm. Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm agglutinins lạnh?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Hàm lượng bình thường: thấp hơn 1 tới 16 (1:16) ở 4 C.

Kết quả bất thường

Agglutitin lạnh cao có thể do viêm nhiễm, như viêm phổi gây ra do mycoplasma, tăng bạch cầu đơn nhâu do nhiễm trùng, viêm gan virus C, hay nhiễm virus khác.

Hàm lượng agglutinins lạnh cao gây ra nhiều triệu chứng cho người tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Những triệu chứng này bao gồm tái nhợt, nóng, đau, da tái xanh ở đầu ngón tay, ngón chân, tai và mũi. Hàm lượng cao sẽ có nguy cơ cao tích tụ nhiều cục máu (huyết khối) khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây về bệnh Agglutinis lạnh sẽ giúp bạn điều trị và ngăn chặn bệnh này hiệu quả hơn nếu như bạn có vô tình mắc phải nhé!

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM