Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất

Hợp đồng sửa chữa nhà là hợp đồng được ký kết giữa chủ nhà với đơn vị thi công để sửa chữa khắc phục những hư hỏng trong quá trình sử dụng nhà ở. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng sửa chữa nhà như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất

1. Hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì?

Hợp đồng sửa chữa nhà ở là văn bản pháp lý được ký kết giữa bên sửa chữa (nhà thầu, thường là nhà thầu nhỏ và được gọi là Bên nhận khoán) và chủ nhà. Việc ký kết này đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Các bước soạn thảo hợp đồng sửa chữa nhà ở

Bước 1: Tìm kiếm mẫu hợp đồng theo quy định (nếu có), tham khảo những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung của hợp đồng;

Bước 2: Sắp xếp Điều khoản của hợp đồng sao cho phù hợp;

Bước 3: Soạn thảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật;

Bước 4: Kiểm tra lại nội dung, chỉnh sửa và hoàn thiện hợp đồng.

3. Nội dung hợp đồng sửa chữa nhà ở

Thông tin của các bên;

Nội dung công việc;

Khối lượng, chất lượng, tiến độ và địa điểm thi công;

Giá trị của hợp đồng;

Phương thức và thời hạn thanh toán; 

Bảo hiểm;

Bảo hành;

Trách nhiệm của các bên;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

Điều khoản bảo mật;

Bất khả kháng;

Giải quyết tranh chấp;

Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng;

Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định pháp luật.

4. Hướng dẫn viết hợp đồng sửa chữa nhà ở

Đầu tiên bạn cần liệt kê ra các danh mục các công việc mà bên thi công sửa chữa nhà ở phải thực hiện. Quy định càng chi tiết càng tốt vì sẽ là căn cứ để bên thi công tiến hành công việc và chủ nhà nghiệm thu công việc cũng như là cơ sở để thanh toán. Kèm với đó phải có bản vẽ chi tiết để bên thi công tiến hành công việc. Tuy nhiên, nếu là sửa chữa đơn giản có thể bỏ qua khâu bản vẽ thiết kế.

Tiếp theo các bên phải thỏa thuận về khối lượng, chất lượng, tiến độ và địa điểm thi công, việc thỏa thuận chi tiết sẽ là cơ sở để các bên tiến hành công việc và là căn cứ để nghiệm thu khi công việc hoàn thành.

Tiếp đó, phải đề cập đến giá trị hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận chủ nhà sẽ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị cho việc thi công sửa chữa nhà/căn hộ chung cư hoặc bên thi công cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị. Điều này cũng ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng. 

Về thời hạn thanh toán, thông thường các bên sẽ thỏa thuận thanh toán thành nhiều đợt dựa theo tiến độ thực hiện công việc, tuy nhiên các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán một lần sau khi thực hiện xong công việc hoặc một thỏa thuận khác. 

Các bên nên thỏa thuận thêm điều khoản bảo hiểm. Vì tính chất của công việc xây dựng thường có nguy cơ xảy ra rủi ro về người và tài sản nên các bên cũng cần lưu ý đến vấn đề này.

Một thỏa thuận khác cũng cần đưa vào hợp đồng đó là vấn đề bảo hành sau khi công việc được thực hiện xong. Trong đó cần thỏa thuận mức độ thực hiện bảo hành của Bên thi công đối với công trình, thời gian bảo hành và cách thức thực hiện việc bảo hành.

Nội dung quan trọng không thể bỏ qua là quy định trách nhiệm của các bên:

Đối với chủ nhà đó là trách nhiệm thực hiện thủ tục xin phép cần thiết để tiến hành sửa chữa nhà ở, cung cấp các yêu cầu kỹ thuật để bên thi công thực hiện công việc, cử người theo dõi, giám sát công việc và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên thi công.

Đối với bên thi công đó là trách nhiệm thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, đạt chất lượng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của chủ nhà; thi công đúng thời hạn đã thỏa thuận, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thi công; thực hiện nghĩa vụ bảo hành.

Biện pháp xử lý nếu hợp đồng sửa chữa nhà ở bị vi phạm

Các bên phải thỏa thuận các biện pháp xử lý khi các bên vi phạm hợp đồng, cụ thể các hành vi vi phạm thường có trong hợp đồng này là:

Hành vi phạm nghĩa vụ thanh toán của chủ nhà;

Hành vi chậm tiến độ thi công của bên thi công;

Vi phạm yêu cầu về chất lượng đối với công trình của bên thi công;

Vấn đề tự ý hủy bỏ hợp đồng sau khi đã ký kết và có hiệu lực;

Các hành vi vi phạm khác mà hai bên xét thấy cần thiết phải đưa vào hợp đồng.

5. Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở tham khảo

Mẫu 1:

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở - Mẫu 1

Mẫu 2:

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở - Mẫu 2

Mẫu 3:

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở - Mẫu 3

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng sửa chữa nhà ở!

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM