Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư mới nhất
Hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư là giao dịch giữa các bên trước khi tiến hành mua bán nhà ở. Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Khái niệm và nội dung hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư là giao dịch giữa các bên trước khi tiến hành mua bán nhà ở. Tuy nhiên loại hợp đồng này chứa nhiều rủi ro pháp lý.
Hợp đồng mua căn hộ chung cư gồm những nội dung cơ bản sau:
Tên hợp đồng (Hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư)
Xác định chủ thể tham gia hợp đồng
Các thông tin căn nhà cần ghi trong hợp đồng đặt cọc như sau: Địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà có bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà.
Giá bán và phương thức thanh toán
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Phương thức giải quyết tranh chấp
Cam kết chung
2. Các trường hợp đặt cọc mua chung cư
2.1 Giữa bên bán (chủ đầu tư) và người mua (khách hàng)
Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng.
Điều kiện nhận đặt cọc là hai bên cùng thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.
Bên mua yêu cầu bên bán cung cấp thông tin tổng quan về căn hộ
Thông tin các giấy tờ pháp lý thể hiện tính hợp pháp của căn hộ như biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,…
Tiến độ thi công và thời gian hoàn thành để bàn giao
Thỏa thuận số tiền đặt cọc (luật không quy định về mức tiền đặt cọc nên số tiền đặt cọc do hai bên thỏa thuận và đảm bảo thực hiện theo hợp đồng).
Trên thực tế, hợp đồng đặt cọc chưa đảm bảo được tối ưu quyền lợi của người mua. Như đã nói, việc đặt cọc là thủ tục cơ bản giữa các bên để tiến đến ký hợp đồng mua bán chung cư, đây là hình thức đảm bảo cho giao dịch mua bán căn hộ. Số tiền đặt cọc sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng chung cư.
Vì vậy, khi ký kết hợp đồng đặt cọc, bên mua cần lưu ý điều khoản thanh toán trước khi đặt bút ký vào hợp đồng để tránh trường hợp mất tiền oan phí.
Một điểm quan trọng các bên trong giao dịch đặc biệt là người mua cần lưu ý về thời điểm ký kết hợp đồng đặt cọc cũng như thời điểm ký kết hợp đồng mua bán phải được thỏa thuận cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng và các điều khoản bồi thường, phạt vi phạm trước khi thực hiện giao dịch.
2.2 Giữa người bán (người đã ký hợp đồng với chủ đầu tư) và người mua
Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc giữa người mua trước với chủ đầu tư được thực hiện với người mua sau phải đảm bảo được các giấy tờ về mặt pháp lý cũng như phải đảm bảo trình tự thủ tục đặt cọc.
Người mua cần chọn dự án chung cư đã được ngân hàng bảo lãnh, điều này đồng nghĩa là dự án đã được thẩm định về pháp lý cũng như đảm bảo về tiến độ xây dựng của dự án.
Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng mua bán
Giai đoạn đã được bàn giao nhà:
Khi ký hợp đồng đặt cọc căn hộ chung cư đã bàn giao nhà, bên mua cần lưu ý những điều khoản trong hợp đồng như: giấy chứng nhận hợp pháp của căn hộ, chính sách quản lý, duy trì, bảo dưỡng, mức phí đóng hàng năm, kiểm tra các thông tin liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy,…
Các thông tin cần được đảm bảo trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư đã được bàn giao nhà bao gồm:
Thông tin cá nhân của bên bán và bên mua
Thông tin về căn hộ (diện tích, giá trị căn hộ, trang thiết bị,…)
Số tiền đặt cọc
Thời hạn thanh toán cho các đợt tiếp theo
Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Quy định tiền thuế
Chữ ký xác nhận của hai bên.
Giai đoạn chưa được bàn giao nhà:
Hợp đồng đặt cọc trong giai đoạn này thông thường để giữ chỗ cho căn hộ chung cư. Người mua cần xem xét các yếu tố sau trước khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc:
Tiến độ thi công của căn hộ
Thời gian cam kết bàn giao căn hộ
Mức bồi thường trong trường hợp chủ đầu tư chậm giao nhà, phạt vi phạm
Hình thức xử lý đối với các thiết kế thi công không đúng như hợp đồng đã cam kết
Yêu cầu xem phụ lục hợp đồng, chi tiết thiết kế, thi công,…
Người mua trước đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà
Người mua sau khi ký hợp đồng đặt cọc yêu cầu người bán cung cấp thông tin về căn hộ, các giấy tờ pháp lý như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), biên bản bàn giao căn hộ, biên bản thỏa thuận đặt cọc.
Nếu có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, người mua mới được thỏa thuận hợp đồng đặt cọc.
Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng theo quy định.
Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Tại sao lại phải đặt cọc khi mua nhà chung cư?
Đặt cọc kể cả trong quá trình mua hay thuê căn hộ đều rất cần thiết. Đây là bước đảm bảo chắc chắn cho giao kết hợp đồng sau này. Đặt cọc cũng giúp cho quá trình giao dịch được an toàn và chắc chắn hơn.
Hợp đồng đặt cọc mua chung cư hay nhà đất có giá trị pháp lý rất cao. Đây sẽ là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong quá trình mua bán. Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng.
Thỏa thuận đặt cọc là do 2 bên mua - bán thương lượng và cùng đưa ra những điều khoản thống nhất giữa 2 bên. Dù vậy bạn vẫn nên tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư để đảm bảo hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư của bạn được đầy đủ và chặt chẽ nhất, tránh tối đa rủi ro.
4. Rủi ro của hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
Rủi ro liên quan đến quy hoạch: nhà đất đã hợp pháp và đầy đủ thủ tục nhưng lại vướng vào các công trình đang quy hoạch, giải tỏa…
Rủi ro vì nhà đất chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý
Rủi ro do tranh chấp, các vấn đề chưa giải quyết được như đồng sở hữu
Rủi ro do bên bán không xuất trình đầy đủ các giấy tờ do đang bị thế chấp, cầm cố.
Rủi do do các cơ quan hành chính nhà nước đang thụ lý hồ sơ nhà đất.
5. Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc
Khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư có một số điểm bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh được tranh chấp sau này.
Những điểm cần có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
Hợp đồng đặt cọc mua nhà cần mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc. Đối với tài sản là bất động sản cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đặt cọc.
Trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư an toàn cần đảm bảo giao kết và thực hiện đúng theo quy định.
Soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà cần tham khảo điều 31, điều 32, điều 33, điều 34 trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Khi mua nhà nên đặt cọc bao nhiêu
Trong luật không quy định cụ thể phải đặt cọc bao nhiêu thì hợp đồng mới có hiệu lực. Việc đặt cọc bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu phần trăm do các bên tự thỏa thuận. Thông thường việc đặt cọc thường chiếm khoảng 10 – 30% giá trị hợp đồng.
6. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư tham khảo
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư mới nhất!
Tham khảo thêm
- docx Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất