Sinh học 9 Bài 29 Bệnh và tật di truyền ở người

Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu một số bệnh, tật di truyền ở người cụ thể. Các em sẽ biết được nguyên nhân của các bệnh, tật di truyền, từ đó phòng tránh trong những trường hợp có thể và đề ra lối sống lành mạnh cho mình.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một vài bệnh di truyền ở người

a. Bệnh Đao

Người bị bệnh Đao: trong bộ NST có 47 chiếc (thừa 1 chiếc ở cặp số 21).
Biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt, lưỡi thè, má phệ, mắt hơi sâu và một mí, si đần bẩm sinh và không có con.

Hình 29.1 Bệnh nhân đao

HInhf 29.2 Bộ NST của bệnh nhân Đao

b. Bệnh Tơcnơ

- Người bị bênh Tơcnơ: Trong bộ NSt có 45 chiếc (thiếu 1 NST X ở cặp NST giới tính)
- Biểu hiện: Nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường chết non. Nếu sống đến lúc trưởng thành thì thường mất trí và không có con.

Hình 29.3 Bệnh nhân Tocno

c. Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh

  • Bệnh Bạch tạng: Do đột biến gen lặn qui định, Người bệnh có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
  • Bệnh câm điếc bẩm sinh: Do đột biến gen lặn gây ra.

1.2. Các tật di truyền ở người 

  • Tật khe hở môi – hàm.
  • Tật bàn tay mất một số ngón.
  • Tật bàn chân mất ngón và dính ngón.
  • Tật bàn tay nhiều ngón.
  • Tật cận – viễn thị bẩm sinh…

1.3. Các biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền

  • Đấu tranh chống sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trừ sâu, diệt…
  • Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng đó…

2. Bài tập minh họa

Có thể nhận biết bệnh nhân đao và bện nhân Tớcnơ, bệnh nhân bạch tạng qua đặc điểm hình thái nào?

Hướng dẫn giải:

  • Bệnh nhân Đao có các biểu hiện qua hình thái bên ngoài: lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt một mí, hơi sâu, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
  • Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
  • Bệnh nhân bạch tạng có da, tóc màu trắn, đồng tử mắt màu hồng thị lực kém.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu các nguyên nhân phát sinh tật và bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

Câu 2: Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.

Câu 3: Nêu các nguyên nhân phát sinh tật và bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người?

A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời
B. Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ
C.  Do ăn uống thiếu chất
D. Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng do phóng xạ, hóa chất

Câu 2: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:

A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường
B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường
C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính
D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính

Câu 3: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do:

A. Đột biến gen lặn nằm trên NST thường
B. Đột biến gen trội nằm trên NST thường
C. Đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính
D. Đột biến gen trội nằm trên NST giới tính

Câu 4: Nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là:

A. Các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên
B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

A. Thường bị mất trí nhớ
B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con
C. Thường bị chết sớm
D. Da và tóc có màu trắng

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này, các em cần:

  • Kể tên được một số bệnh, tật di truyền ở người.
  • Áp dụng được các biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền. 
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM