Sinh học 9 Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

Trong bài này các em sẽ được tìm hiểu về cách nhận biết các đột biến hình thái, sự khác nhau giữa thể lưỡng bội và thể đa bội, đồng thời nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST dưới kính hiển vi. Các em sẽ nắm được cách thức sử dụng kính hiển vi để quan sát các tiêu bản.

1. Tóm tắt lý thuyết

- Ôn lại kiến thức bài các bài sau:

  • Đột biến cấu trúc NST
  • Đột biến số lượng NST

2. Quy trình thực hành

2.1. Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái

  • Quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc với dạng đột biến để thấy được sự khác nhau.
  • Một số dạng bệnh do đột biến gen: Bạch tạng, thừa thiếu ngón tay chân ở người, lúa von,..

Hình 26.1 Bệnh nhân bạch tạng

Hình 26.2 Lúa von

2.2. Nhận biết đột biến số lượng NST

a. Đột biến cấu trúc NST

- Có các dạng đột biến số lượng NST: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
- Một số trường hợp do đột biến cấu trúc NST gây ra: Lặp đoạn enzim sản sinh amilaza ở lúa mì,...

b. Đột biến số lượng NST

- Có 2 dạng đột biến số lượng NST là đột biến dị bội và đột biến đa bội.

  • Đột biến dị bội gây ra một số tật di truyền như: Đao, Tơcnơ, Claiphentơ...
  • Đột biến đa bội tạo ra các giống cây trồng cho năng suất cao như: Dưa hấu không hạt, hành tây kích thước lớn,...

Hình 26.3 Bộ NST của bệnh nhân Đao - bên phải (Thừa 1 NST số 21)

Hình 26.4 Hành tây đột biến

2.3. Kết quả thực hành

Bảng kết quả thực hành

3. Báo cáo kết quả thực hành

Các nhóm lần lượt đánh giá báo cáo kết quả thực hành

Mẫu báo cáo

Họ và tên ………….
Lớp …………………

Bảng báo cáo kết quả thực hành

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Biết cách xác định hình thái của cơ thể bị bệnh từ các mẫu đã được quan sát .
  • Biết vận dụng cách thức sử dụng kính hiển vi để quan sát các tiêu bản. 
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM