Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Qua nội dung Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp các em tìm hiểu về những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật từ đó các em sẽ giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

+ Do cây có tính hướng sáng nên các cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành lá chỉ tập trung ở phần ngọn (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) còn các cây mọc đơn ngoài sáng thường thấp, tán rộng.

+ Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành 2 nhóm là nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Một số loại thực vật ưa sáng và ưa tối:

Cây hoa mơ ưa sáng

Cây ổi ưa sáng

Cây ưa bóng có lá màu xanh sẫm

Lá cây ưa bóng có ít sắc tố màu xanh

1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật

- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển cho sinh vật trong không gian.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.

+ Có 2 nhóm động vật cơ bản: động vật ưa sáng và động vật ưa tối.

- Một số động vật ưa sáng và ưa tối

Động vật ưa sáng, Dê đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa sáng Nai đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa tối: Báo đen săn mồi vào ban đêm, mắt có khả năng nhìn trong bóng tối

Báo hoa mai thường săn mồi vào ban đêm. có khả năng quan sát trong đêm tối

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy nêu sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Hướng dẫn giải:

Sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Sự khác nhau giữa cây ưa bóng và ưa sáng

Bài 2: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là:

A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối

B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối

C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối

D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối

Hướng dẫn giải:

  • Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là: Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối
  • Đáp án: C

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.

  • Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và phía dưới khác nhau như thế nào?
  • Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Câu 2: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Câu 3: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra? Hãy giải thích hiện tượng đó?

Câu 4: Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên là gì? Hãy giải thích hiện tượng đó?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là:

A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng

B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng

C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng

D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng

Câu 2: Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng là:

A. Cây lúa

B. Cây ngô

C. Cây thầu dầu

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?

A. cây xương rồng

B. cây phượng vĩ

C. Cây me đất

D. Cây dưa chuột

Câu 4: Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:

A. Hô hấp

B. Quang hợp

C. Hút nước

D. Cả 3 hoạt động trên

Câu 5: Cây phù hợp với môi trường râm mát là:

A. Cây vạn niên thanh

B. cây xà cừ

C. Cây phi lao

D. Cây bach đàn

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Học sinh nêu được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
  • Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của nhân tố ánh sáng.
  • Quan sát sự vật, hiện tượng, nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM