Bệnh viêm bạch huyết vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bạch huyết vòm họng là khối mô bạch huyết phì đại nằm ở vòm mũi họng. Giống như amidan, bạch huyết vòm họng đóng vai trò như một bộ lọc, ngăn ngừa vi trùng đi qua mũi và miệng vào bên trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về bệnh viêm bạch huyết vòm họng, mời các bạn tham khảo!

Bệnh viêm bạch huyết vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm bạch huyết vòm họng là bệnh gì?

Bạch huyết vòm họng là khối mô bạch huyết phì đại nằm ở vòm mũi họng. Giống như amidan, bạch huyết vòm họng đóng vai trò như một bộ lọc, ngăn ngừa vi trùng đi qua mũi và miệng vào bên trong cơ thể. Bác sĩ chỉ có thể nhìn thấy bạch huyết vòm họng bằng một dụng cụ đặc biệt. Bạch huyết vòm họng sẽ co lại khi bạn lớn lên và biến mất khi ở tuổi thiếu niên. Do có chức năng chống lại vi khuẩn nên đôi khi bạch huyết vòm họng sẽ bị quá tải và nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm bạch huyết vòm họng ở trẻ em.

Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm bạch huyết vòm họng là gì?

Các triệu chứng của viêm bạch huyết vòm họng bao gồm đau họng, nghẹt mũi, sưng hạch ở cổ, đau tai và các vấn đề ở mũi như thở bằng miệng, nghẹt giọng, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm bạch huyết vòm họng?

Nếu con bạn bị đau họng và đôi khi có amidan, tình trạng nhiễm trùng ở bạch huyết vòm họng phần trên miệng, phía sau mũi và vòm họng có thể xảy ra. Vi khuẩn streptococcus là nguyên nhân gây ra bệnh. Một số virus, bao gồm virus Epstein-Barr, adenovirusrhinovirus, cũng có thể gây ra bệnh này.

Bệnh có thể gây khó thở và dẫn tới nhiễm trùng hô hấp tái phát.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm bạch huyết vòm họng?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Tái phát nhiễm trùng cổ họng, cổ và đầu; Nhiễm trùng amidan; Tiếp xúc với virus, vi khuẩn trong không khí.

Trẻ em dễ bị viêm bạch huyết vòm họng do bạch huyết vòm họng có kích thước lớn lúc trẻ nhỏ và teo dần khi bé lớn lên.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm bạch huyết vòm họng?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên:

Khám họng; Xét nghiệm máu; X-quang; Gặp bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra và xác định nơi nhiễm trùng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm bạch huyết vòm cầu?

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị viêm bạch huyết vòm họng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng diễn ra thường xuyên, các thuốc kháng sinh không hiệu quả hoặc con bạn khó thở, bé cần phải phẫu thuật cắt bạch huyết vòm họng. Bác sĩ cũng khuyên gia đình nên tiến hành cắt amiđan trong phẫu thuật này.

Trong thủ thuật này, sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ lấy bạch huyết vòm họng và amiđan qua đường miệng mà không cần rạch. Sau khi cắt bạch huyết vòm họng, con bạn cần thời gian hồi phục nên bạn cần để bé ở lại cơ sở y tế trong vòng 5 giờ để được theo dõi kỹ lưỡng.

Sau phẫu thuật, bé có thể sốt nhẹ và đau họng, có thể làm bé thở bằng miệng. Ngoài ra, tình trạng đóng vảy trắng thường xuất hiện trong các vùng điều trị. Hầu hết, chúng sẽ tự động tróc trong vòng 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều quan trọng là con bạn không nên gỡ chúng. Bé cũng sẽ có những đốm máu nhỏ ở mũi hoặc miệng. Nhưng nếu chúng là những đốm máu đỏ tươi hoặc bé thở khò khè, bạn cần phải đưa con vào bệnh viện ngay lập tức.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm bạch huyết vòm cầu?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ăn thực phẩm lành mạnh; Uống nhiều nước; Ngủ đủ giấc; Vệ sinh cơ thể tốt.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm bạch huyết vòm họng, nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM