Vắc xin sốt vàng - Vắc xin ngừa sốt vàng

Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng Vắc xin sốt vàng mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho mọi người.

Vắc xin sốt vàng - Vắc xin ngừa sốt vàng

1. Tác dụng

Tác dụng của vắc xin sốt vàng là gì?

Vắc xin sốt vàng được dùng để phòng ngừa sốt vàng.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc vắc xin sốt vàng như thế nào?

Vắc xin được tiêm dưới da. Vắc xin sốt vàng được tiêm mỗi 10 năm cho những người có nguy cơ bị bệnh sốt vàng da. Mũi đầu tiên có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng trở lên. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc lịch trình do sở y tế địa phương hoặc Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh (CDC) đề nghị.

Vắc xin sốt vàng có thể gây ra kết quả sai đối với xét nghiệm máu cho bệnh sốt xuất huyết. Nói cho bất kỳ bác sĩ nào điều trị cho bạn nếu bạn đã được chủng ngừa sốt vàng trong vòng 4 đến 6 tuần qua.

Ngoài việc chủng ngừa vắc xin sốt vàng, hãy sử dụng quần áo bảo hộ, thuốc chống côn trùng và màn chống muỗi xung quanh giường để ngăn ngừa muỗi đốt có thể lây nhiễm siêu vi khuẩn sốt vàng da cho bạn.

Nếu tiếp tục đi du lịch hoặc sống ở những khu vực có sốt vàng da, bạn nên tiêm vắc xin sốt vàng 10 năm một lần. Không để quá liều.

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang nhận được loại vắc xin này ít hơn 10 ngày trước khi bạn đến nơi trong khu vực mà bạn có thể bị phơi nhiễm với virus sốt vàng.

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được liều tăng cường vắc xin sốt vàng mỗi 10 năm nếu tiếp tục đi du lịch hoặc sống ở những nơi có sốt vàng. Nếu không chủng ngừa mỗi 10 năm, bạn có thể không được bảo vệ đầy đủ để chống lại bệnh.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng vắc xin sốt vàng như thế nào?

Bạn sẽ được chuyên viên y tế tiêm vắc xin này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc xin sốt vàng?

Bạn có thể mắc các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Dấu hiệu phản ứng dị ứng, như phát ban; ngứa; đỏ, sưng lên, phồng rộp da hoặc bong da kèm sốt hoặc không sốt; thở khò khè; khó thở; khan tiếng bất thường; hoặc sưng miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Nhầm lẫn. Không thể di chuyển cơ mặt nhiều. Cảm giác ngứa, tê hoặc ngứa ran không bình thường. Rắc rối kiểm soát cử động cơ thể. Chóng mặt hoặc ngất xỉu. Động kinh.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin sốt vàng, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi chủng ngừa bệnh sốt vàng, hãy nói với bác sĩ:

Nếu bạn bị dị ứng với thuốc này hoặc bất cứ phần nào của vắc xin sốt vàng. Nếu bạn bị dị ứng với trứng. Nếu bạn có phản ứng dị ứng và những dấu hiệu khi bạn tiêm vắc xin, như phát ban; ngứa; khó thở; thở khò khè; ho; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng; hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác. Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu hoặc một bệnh có thể gây ra hệ miễn dịch yếu như HIV. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để ức chế hệ thống miễn dịch của bạn. Có rất nhiều loại thuốc có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bạn. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn. Nếu bạn đang cho con nhỏ hơn 9 tháng tuổi bú sữa mẹ. Nếu con bạn dưới 9 tháng tuổi. Không chủng ngừa cho trẻ dưới 9 tháng tuổi.

Hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc (theo toa hoặc OTC, thực phẩm chức năng, vitamin) và các vấn đề sức khỏe. Bạn phải kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể chủng ngừa vắc xin sốt vàng với tất cả các loại thuốc và các vấn đề sức khỏe của bạn. Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không kiểm tra với bác sĩ.

Vắc xin này có thể không bảo vệ tất cả những người sử dụng, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết thêm thông tin về thuốc.

Nếu bạn từ 60 tuổi trở lên, hãy thận trọng khi sử dụng vắc xin sốt vàng vì có thể bị nhiều phản ứng phụ.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vắc xin sốt vàng trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Vắc xin sốt vàng có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc vắc xin sốt vàng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Vắc xin sốt vàng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc xin sốt vàng?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc xin sốt vàng như thế nào?

Lưu trữ ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (35°F đến 46°F). Không đông lạnh và sử dụng vắc xin sau ngày hết hạn. Thuốc chủng ngừa bệnh sốt vàng không chứa chất bảo quản.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Vắc xin sốt vàng có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc xin sốt vàng có dạng dung dịch tiêm.

Trên đây là những thông tin cơ bản của Vắc xin sốt vàng. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. eLib không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM