Bệnh tiểu khó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tiểu khó là tình trạng người bệnh cảm thấy khó chịu và nóng rát ở niệu đạo hoặc xung quanh bộ phận sinh dục khi tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu khó. Hầu hết các nguyên nhân này đều có thể điều trị được. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tiểu khó là tình trạng người bệnh cảm thấy khó chịu và nóng rát ở niệu đạo hoặc xung quanh bộ phận sinh dục khi tiểu.
2. Triệu chứng
Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh sẽ có các triệu chứng đi kèm với chứng tiểu khó, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang): đi tiểu nhiều lần, mất kiểm soát bàng quang, đau ở phần dưới bụng (gần bàng quang), nước tiểu đục và có mùi nồng, nước tiểu có máu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm đài bể thận): đau lưng trên, sốt cao kèm run rẩy, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên.
- Viêm niệu đạo: dịch chảy ra từ niệu đạo, xung quanh lỗ niệu đạo đỏ, đi tiểu thường xuyên và chảy dịch âm đạo. Đối với những người bị viêm niệu đạo do bệnh lây truyền đường tình dục, họ sẽ không có bất cứ triệu chứng nào.
- Viêm âm đạo: đau rát hoặc ngứa ở âm đạo, dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi hôi, đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ nếu:
- Tình trạng khó tiểu vẫn còn kéo dài
- Có dịch bất thường chảy từ âm đạo hoặc dương vật
- Nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc có máu
- Bạn bị sốt
- Bạn bị đau lưng hoặc đau bên sườn
- Bạn bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
- Bạn đang mang thai
3. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu khó. Hầu hết các nguyên nhân này đều có thể điều trị được. Sau đây là 10 nguyên nhân phổ biến gây khó tiểu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi quá nhiều vi khuẩn tích tụ trong đường tiết niệu, gây nhiễm trùng ở bất kì cơ quan nào:
- Thận
- Niệu quản
- Bàng quang
- Niệu đạo
Một số yếu tố sẽ làm một người tăng nguy cơ bị nhiễm trùng như:
- Phụ nữ
- Tiểu đường
- Người lớn tuổi
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Sỏi thận
- Mang thai
- Đặt ống thông tiểu
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như chlamydia, bệnh lậu và mục rộp sinh dục, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây đau khi đi tiểu.
Tùy thuộc vào loại bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau, chẳng hạn như mụn rộp sinh dục sẽ gây ra những tổn thương giống vết phồng rộp trên bộ phận sinh dục.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
Tình trạng nhiễm vi khuẩn trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt. Tình trạng viêm có thể gây ra các triệu chứng như:
- Khó tiểu
- Đau ở bàng quang, tinh hoàn và dương vật
- Khó xuất tinh và đau khi xuất tinh
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
Sỏi thận
Sỏi thận thường được hình thành từ canxi hoặc axit uric trong và xung quanh thận. Đôi khi, sỏi thận sẽ nằm ở niệu đạo, phía trên bàng quang. Do đó sẽ gây đau cho người bệnh.
Ngoài ra, người bị sỏi thận cũng có các triệu chứng sau:
- Đau lưng và ở hai bên sườn
- Nước tiểu có màu hồng hoặc nâu
- Nước tiểu đục
- Buồn nôn
- Nôn
- Cơn đau thay đổi mức độ
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đi tiểu chỉ một lượng nhỏ thường xuyên
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể gây áp lực lên bàng quang và khiến người bệnh đau khi đi tiểu. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc hai bên buồng trứng.
Những người bị u nang buồng trứng có thể gặp:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Đau vùng xương chậu
- Không nhận ra bàng quang trống sau khi đi tiểu
- Đau đớn nhiều trong kỳ kinh
- Vú mềm
- Đau âm ỉ ở lưng dưới
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng gây kích thích mãn tính ở bàng quang (trên 6 tuần) mà không do nhiễm trùng tiềm ẩn gây ra.
Viêm bàng quang kẽ cũng có thể gây ra các triệu chứng dưới đây:
- Áp lực ở vùng bàng quang
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau ở âm hộ hoặc âm đạo
- Đau ở bìu
- Đi tiểu thường xuyên nhưng tiết ra ít nước tiểu
Nhạy cảm với hóa chất
Đôi khi các chất bên ngoài cơ thể, như nước hoa, có thể gây kích thích các mô cơ thể. Sự kích thích này sẽ dễ nhận ra hơn khi người bệnh đi tiểu và họ cũng cảm thấy đau.
Các sản phẩm có thể gây kích ứng cho cơ thể như:
- Xà phòng
- Giấy vệ sinh có mùi thơm
- Chất bôi trơn âm đạo
- Miếng bọt tránh thai
Những người nhạy cảm với các sản phẩm hóa học có thể nhận thấy:
- Sưng
- Đỏ
- Ngứa
- Kích ứng da trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục
Nhiễm trùng hoặc ngứa âm đạo
Nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo có thể xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm men tại khu vực này.
Viêm âm đạo sẽ gây tiểu đau kèm các triệu chứng sau:
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc bất thường
- Ngứa rát âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo, thường nhẹ
Thuốc
Một số loại thuốc, bao gồm cả những loại mà bác sĩ kê toa để điều trị ung thư bàng quang, có thể gây kích ứng và làm viêm các mô bàng quang. Điều này thường có thể gây đau khi đi tiểu.
Nếu bạn đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới và cảm thấy đau khi đi tiểu, hãy đến gặp bác sĩ và hỏi xem triệu chứng này có phải là tác dụng phụ của thuốc không. Không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trong bàng quang.
Cảm giác đau khi đi tiểu thường không phải là triệu chứng sớm của tình trạng này. Thay vào đó, người bệnh sẽ nhận thấy có máu trong nước tiểu.
Các triệu chứng khác của ung thư bàng quang bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên
- Gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc nước tiểu yếu
- Đau lưng dưới
- Mất cảm giác ngon miệng
- Sụt cân
- Mệt mỏi
- Sưng chân
- Đau xương
4. Chẩn đoán và điều trị
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán tiểu khó?
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, thói quen sinh hoạt và đời sống tình dục của bạn. Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ kiểm tra tình trạng đau thận và bộ phận sinh dục của người bệnh.
Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị nhiễm trùng bàng quang, họ sẽ đề nghị làm xét nghiệm nước tiểu.
Để chẩn đoán viêm niệu đạo và viêm âm đạo, bác sĩ sẽ lấy mẫu ở khu vực nhiễm trùng để làm xét nghiệm.
Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng thận, họ sẽ gửi mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm để xác định loài vi khuẩn. Nếu bạn bị sốt hoặc xuất hiện bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để xác định vi khuẩn trong máu.
Nếu bạn mắc chứng khó tiểu và có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm lậu, chlamydia, trichomonas, giang mai và HIV.
Những phương pháp nào giúp điều trị tiểu khó?
Việc điều trị tiểu khó sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra, chẳng hạn như:
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh. Nhiễm trùng đường tiểu nặng và ảnh hưởng đến thận có thể cần dùng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh. Người bệnh có thể dùng thuốc này trong tối đa 12 tuần nếu bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn. Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt khác có thể gồm thuốc chống viêm không kê đơn (OTC), xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước nóng và dùng thuốc chẹn alpha để giúp thư giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt.
Tránh sử dụng xà phòng có nhiều hóa chất hoặc các sản phẩm hóa học khác gần bộ phận sinh dục để khu vực này nhanh hồi phục.
Điều trị cơn đau tại nhà thường gồm dùng thuốc giảm đau chống viêm OTC, chẳng hạn như ibuprofen.
Ngoài ra, bác sĩ thường sẽ khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hơn vì giúp làm loãng nước tiểu, do đó sẽ giúp giảm bớt đau khi đi tiểu. Nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm hầu hết các triệu chứng.
5. Phòng ngừa
Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng ứ dịch.
Để giúp ngăn ngừa chứng khó tiểu do viêm bàng quang hoặc viêm bể thận, bạn có thể uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng ứ dịch. Phụ nữ cũng nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn không di chuyển vào bàng quang. Để ngăn ngừa chứng khó tiểu do kích thích, phụ nữ nên giữ cho khu vực sinh dục sạch sẽ và khô ráo, thay băng vệ sinh thường xuyên và tránh sử dụng xà phòng kích thích, thuốc xịt âm đạo và thụt rửa. Để tránh kích ứng ở trẻ em nữ, hạn chế sử dụng sữa tắm tạo bọt. Bạn cũng nên rửa nhẹ nhàng khu vực âm hộ của trẻ để tránh làm đau và kích ứng tại nơi này. Để giúp ngăn ngừa chứng khó tiểu do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Tiểu khó, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Addison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo đường tuýp 1 - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xốp thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường
- doc Cơn đau quặn thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Alport - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Bartter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thận hư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Galloway-Mowat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng gan thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đạm niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô kẽ thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghệm kích thích hormone vỏ thượng thận với cosyntropin - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận với Metyrapone - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm cầu thận mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vô niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ glucose niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm đài bể thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang đơn thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang thận mắc phải - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tính hệ số thanh thải creatinin - Quy trình thực hiện và một số lưu ý cần biết
- doc Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận
- doc Bệnh tiểu ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không kiểm soát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu cơ vân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu buốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ cortisol - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh u tủy thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận ứ nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận cấp tính (suy thận cấp) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận mạn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thượng thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng aldosteron nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ