Thuốc Sulfasalazine - Giảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy và chảy máu trực tràng
Thuốc sulfasalazine có tác dụng giảm các triệu chứng như sốt, đau dạ dày, tiêu chảy và chảy máu trực tràng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho các bạn về tác dụng, liều dùng và các vấn đề liên quan khác. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
Tên gốc: sulfasalazine
Tên biệt dược: Azulfidine®, Azulfidine® EN-tabs, Sulfazine®
Phân nhóm: thuốc chống thấp khớp có cải thiện bệnh trạng/thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc sulfasalazine là gì?
Thuốc sulfasalazine có tác dụng điều trị chứng viêm loét ruột kết. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh, nhưng thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng như sốt, đau dạ dày, tiêu chảy và chảy máu trực tràng. Sulfasalazine hoạt động bằng cách làm giảm chứng kích thích và sưng tấy ở ruột già.
Ngoài ra, thuốc viên sulfasalazine phóng thích chậm thường được dùng để điều trị chứng viêm thấp khớp, làm giảm chứng đau nhức khớp xương, sưng tấy và khó chịu khớp xương. Việc điều trị sớm sẽ giúp làm giảm/ngăn ngừa sự tổn thương khớp sau này. Thuốc này được dùng kèm chung với các loại thuốc khác, liệu pháp tập thể dục, nghỉ dưỡng ở những bệnh nhân không có phản ứng đối với các loại thuốc khác (salicylates, thuốc kháng viêm không steroid – NSAIDs).
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc sulfasalazine cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường dành cho người lớn đang điều trị chứng viêm loét ruột kết:
Bạn uống 3 đến 4g thuốc mỗi ngày, chia thành các liều bằng nhau.
Liều dùng thông thường dành cho người lớn điều trị duy trì chứng viêm loét ruột kết:
Bạn uống 2g thuốc mỗi ngày, chia thành các liều bằng nhau.
Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc chứng viêm thấp khớp:
Đối với thuốc viên phóng thích chậm, bạn uống 1.000 mg thuốc 2 lần một ngày.
Chế độ liều lượng thuốc được khuyến nghị:
Tuần 1: uống 500 mg một lần một ngày vào buổi tối; Tuần 2: uống 500 mg hai lần một ngày (buổi sáng và tối); Tuần 3: uống 500 mg vào buổi sáng và 1.000 mg vào buổi tối; Tuần 4: uống 1.000 mg hai lần một ngày (buổi sáng và tối).
Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc bệnh Crohn cấp tính:
Bạn uống 3 đến 6g thuốc mỗi ngày, chia thành các liều.
Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc chứng viêm màng mạch nho ở mắt
Liều lượng ban đầu: bạn dùng 500 mg/ngày, sau đó tăng lên gần 500 mg/tuần.
Liều lượng duy trì: bạn dùng 1g hai lần một ngày trong vòng 1 năm; trong trường hợp mắt bị chứng mẩn đỏ mới, liều thuốc được tăng lên gần 500 mg/tuần, lên đến 3g/ngày.
Liều dùng thuốc sulfasalazine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường dành cho trẻ em mắc chứng viêm loét ruột kết:
Đối với trẻ em trên 6 tuổi, bạn cho trẻ dùng với liều lượng sau:
Liều thuốc ban đầu: uống 40 đến 60 mg/kg/ngày, chia thành 3 đến 6 liều; Liều thuốc duy trì: uống 30 mg/kg/ngày, chia thành 4 liều.
Liều dùng thông thường dành cho trẻ em đối với chứng viêm thấp khớp vị thành niên:
Trẻ em trên 6 tuổi nên dùng thuốc viên phóng thích chậm, uống 30 đến 50 mg/kg/ngày, chia thành 2 liều bằng nhau và liều thuốc tối đa là 2g/ngày.
Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc sulfasalazine như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc sulfasalazine?
Bạn nên đi cấp cứu nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng phù ở mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
Bạn ngừng sử dụng thuốc sulfasalazine và gọi bác sĩ ngay lập tức nếu mắc phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
Sốt, đau họng hoặc các triệu chứng cảm cúm khác; Da xanh xao, dễ thâm tím; Nước tiểu có màu sậm, vàng da; Đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện; Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện; Còn nguyên viên thuốc ở trong phân; Sốt, đau họng và đau đầu kèm theo chứng giộp da nặng, lột da và phát ban đỏ ở da.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trong hơn bao gồm:
Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày; Biếng ăn; Đau đầu, ù tai; Choáng váng, có cảm giác xoay tròn; Nổi đốm trắng hoặc đau nhức bên trong miệng hoặc ở môi; Các vấn đề về giấc ngủ (bệnh mất ngủ); Ngứa nhẹ hoặc phát ban ở da.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc sulfasalazine, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc sulfasalazine; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc sulfasalazine trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc sulfasalazine có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc sulfasalazine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù một số loại thuốc không nên dùng chung với nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc sulfasalazine bao gồm:
Mercaptopurine; Riluzole; Topotecan; Cyclosporine; Digoxin.
Thuốc sulfasalazine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc sulfasalazine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Dị ứng với thuốc có chứa sulfa hoặc salicylates; Chứng tắc ruột; Chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin (vấn đề về enzyme); Tắc nghẽn ở bàng quang; Hen suyễn; Các vấn đề về máu hay tủy xương (như tình trạng mất bạch cầu hạt, chứng thiếu máu không tái tạo được); Bệnh thận; Bệnh gan; Chứng thiếu hụt Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (chứng rối loạn chuyển hóa di truyền gây ảnh hưởng đến hồng cầu); Nhiễm trùng.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc sulfasalazine như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc sulfasalazine có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc sulfasalazine có dạng viên nén hàm lượng 500 mg.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc sulfasalazine. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Suvorexant - Điều trị vấn đề về giấc ngủ
- doc Thuốc Surbex® - Điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin
- doc Thuốc Surbex – Z® - Bổ sung kẽm, vitamin B và vitamin C
- doc Thuốc SUPIROCIN® - Điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn da
- doc Thuốc Sunolut® - Thuốc ngừa thai
- doc Thuốc Sunkist® Lozenges - Tăng cường miễn dịch
- doc Thuốc Sumatriptan - Điều trị chứng đau nửa đầu
- doc Thuốc Sumakin 750 - Điều trị nhiễm khuẩn miệng, đường hô hấp, đường tiết niệu
- doc Thuốc Sulpiride - Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
- doc Thuốc Sulindac - Điều trị viêm cột sống, viêm khớp do bệnh gút
- doc Thuốc Sulfur - Điều trị mụn trứng cá
- doc Thuốc Sulfonylureas - Điều trị đái tháo đường
- doc Thuốc Sulfinpyrazone - Ngăn ngừa bệnh gout và viêm khớp
- doc Thuốc Sulfasalazin® - Giảm viêm và điều trị tình trạng đau do viêm khớp
- doc Thuốc Sulfarlem® - Điều trị tình trạng giảm tiết nước mắt
- doc Thuốc SULFARIN® - Điều trị viêm kết mạc, loét giác mạc và các nhiễm khuẩn nông ở mắt
- doc Thuốc Sulfanilamide - Điều trị bệnh nhiễm nấm men âm đạo
- doc Thuốc Sulfamethoxazole + Trimethoprim - Điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Sulfamethoxazole - Điều trị chứng nhiễm trùng đường tiểu, viêm màng não
- doc Thuốc Sulfamethizole - Điều trị nhiễm trùng đường tiểu
- doc Thuốc Sulfaguanidin - Điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột
- doc Thuốc Sulfacetamide - Điều trị chứng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn
- doc Thuốc Sulconazole - Điều trị các chứng nhiễm trùng da
- doc Thuốc Sufentanyl - Thuốc gây mê để phẫu thuật
- doc Thuốc Sudocrem® - Điều trị hăm tã, bỏng nhẹ, da bị nứt nặng
- doc Sudafed® PE Nasal Decongestant - Giảm tắc nghẽn xoang và giảm áp lực xoang mũi
- doc Thuốc SUDAFED® Decongestant - Giảm đau, tắc nghẽn mũi
- doc Sudafed® Congestion - Điều trị ngứa mũi, nghẹt xoang
- doc Sudafed PE® Pressure+Pain+Cold - Giúp làm giảm tắc nghẽn và giảm áp lực xoang, đau đầu
- doc Thuốc Sudafed PE® - Điều trị giảm tắc nghẽn và giảm áp lực xoang
- doc Sucrets® Sore Throat, Cough & Dry Mouth - Trị ho
- doc Thuốc Sucrets® - Điều trị ho
- doc Thuốc Sucrate gel - Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày
- doc Thuốc Sucralfate - Điều trị viêm loét ruột
- doc Thuốc Sucralfat - Điều trị viêm loét đường tiêu hóa
- doc Thuốc Succinylcholine - Sử dụng làm giãn cơ
- doc Suboxone® - Điều trị cai nghiện
- doc Subạc - Điều trị, cải thiện các tổn thương ngoài da do virus, làm sạch, sát khuẩn
- doc Sữa tắm Johnson Baby Top to toe - Sữa tắm cho em bé
- doc Sữa rửa mặt Perfect Whip - Giúp làm sạch bụi bẩn, làm da luôn ẩm mịn, sáng bóng
- doc Sữa rửa mặt Cetaphil - Loại bỏ chất nhờn trên mặt, tẩy sạch bụi bẩn
- doc Sữa Isomil® - Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng