Quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9 - Chi nhánh Tổng công ty 319 - Bộ Quốc Phòng

Luận văn Quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9 - Chi nhánh Tổng công ty 319 - Bộ Quốc Phòng nghiên cứu trình bày lý luận về chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất

Quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9 - Chi nhánh Tổng công ty 319 - Bộ Quốc Phòng

1.Mở đầu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế cũng phát triển nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày từng giờ. Điều đó không chỉ có nghĩa khối lượng công việc ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà kéo theo đó là số vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn có hiệu quả tránh trình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp trải qua trong thời gian dài và nhiều giai đoạn khác nhau. Để làm được điều đó, điều đầu tiên cũng như quan trọng nhất là phải quản lý tốt chi phí sản xuất

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Chi phí sản xuất :Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu…, hao mòn (khấu hao) máy móc thiết bị, trả lương… Đó là các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh

Quản lý chi phí sản xuất: Hoạt động quản trị trong doanh nghiệp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động SXKD của doanh nghiệp như quản trij nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị tài chính

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi phí sản xuất: Là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chi phí sản xuất, mà bản thân doanh nghiệp không thể tự điều chỉnh thay đổi được: Điều kiện tự nhiên: có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xâu dựng cơ bản do hầu hết các công trình xây dựng đều nằm ở ngoài trời nên để tránh sự cố xảy ra phải trích lập dự phòng, mua bảo hiểm đảm bảo an toàn hay thời tiết xấu gây chậm tiến độ thi công,…chính những điều này cũng làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp

2.2 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9

Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Xí nghiệp 9: Xí nghiệp 9 – Tổng công ty 319 BQP ra đời và gắn liền với sự phát triển của Tổng công ty 319 - BQP. Trước đây xí nghiệp là một đơn vị trực thuộc Sư đoàn 319 Quân khu 3. Có nhiệm vụ Huấn luyện quân sự. Đến năm 1996 thực hiện nghị quyết 06/NQTW ngày 10/01/1996 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về việc sắp xếp lại các đơn vị trong quân đội làm kinh tế theo Quyết định 564/QĐ-QP ngày 22/04/1996, Xí nghiệp 9 Thành một Xí nghiệp thành viên của Công ty xây dựng 319, Hạch toán độc lập. Xí nghiệp hoạt động kinh doanh theo định hướng của Tổng Công ty

Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận: XN là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, với ba sản phẩm chính là xây lắp, giao thông thủy lợi và rà phá bom mìn, vật nổ tạo ra phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.3 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại xí nghiệp 9

Đánh giá chung về tình hình quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9: Qua phân tích về thực trạng chi phí sản xuất của Xí nghiệp 9, với những kiến thức đã tiếp thu được, tác giả xin đưa ra một số đánh giá khái quát như sau: Các khoản mục chi phí sản xuất của XN được phân chia rất rõ ràng theo từng lĩnh vực hoạt động chính: xây lắp, giao thông thủy lợi và dò mìn, vật nổ và từng công trình cụ thể. Việc phân loại như vậy giúp XN dễ dàng theo dõi và nắm bắt công trình nào đang quản lý tốt, tiết kiệm được chi phí; công trình nào phát sinh nhiều chi phí… cần phải tập trung giám sát, kiểm tra và nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết

Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 9: Để quản lý chi phí sản xuất một cách chặt chẽ, trước hết Xí nghiệp cần xây dựng một quy trình quản lý khoa học với sự phối hợp linh hoạt của các bộ phận

Những hiệu quả dự kiến : Trong năm 2015, động lực cho sự tăng trưởng của thị trường xây dựng phụ thuộc vào các nguyên nhân sau: sự tập trung đầu từ hạ tầng của Chính phủ; thị trường bất động sản phục hồi và dòng vốn FDI tiếp tục tăng ở mức tích cực cùng một số nhân tố mới được kỳ vọng có tác động tốt đến ngành xây dựng.

3. Kết luận và kiến nghị

Kết luận: Như chúng ta đã biết, quản lý chi phí sản xuất là một nội dung vô cùng quan trọng trong quản trị SXKD của doanh nghiệp. Quản trị chi phí sản xuất tốt sẽ góp phần tăng lợi nhuận, năng tích lũy từ đó phát triển quy mô và mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Xét trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn đã trình bày lý luận về chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất

Kiến nghị: Lãnh đạo XN cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị chi phí sản xuất. Tổ chức hoàn thiện công tác quản lý bao gồm: xây dựng hệ thống định mức, dự toán chi phí; đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho công tác quản trị được hiệu quả. XN cũng cần chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm kế hoạch, kế toán

​4. Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính (1999, 2001, 2002, 2003, 2005), Các Quyết định ban hành chuẩn mực kế toán nhiều đợt cùng với các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán, do Bộ Tài chính ban hành

PGS.TS Phạm Văn Dược (2010), Kế toán quản trị - Phần 1: Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Đại học Công Nghiệp TPHCM, tr.36

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tài chính doanh nghiệp trên --

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM