Nốt sần và polyp dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nốt sần và polyp dây thanh quản là do lạm dụng dây thanh âm lặp đi lặp lại trong thời gian dài tạo ra các đốm mềm, sưng trên bề mặt mỗi dây thanh quản. Những đốm này phát triển, trở nên cứng hơn, thành khôi u giống như cục chai gọi là nốt sần. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nốt sần và polyp dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Các u nhỏ trên dây thanh âm thường lành tính (không phải ung thư), tăng trưởng trên cả hai dây thanh âm do nói hoặc hát quá nhiều. Theo thời gian, việc lạm dụng dây thanh âm lặp đi lặp lại tạo ra các đốm mềm, sưng trên bề mặt mỗi dây thanh quản. Những đốm này phát triển, trở nên cứng hơn, thành khối u giống như cục chai gọi là nốt sần. Các nốt này sẽ trở nên to hơn và cứng hơn nếu việc lạm dụng giọng nói vẫn tiếp tục.

Hầu hết các polyp lớn hơn nốt sần và có thể được gọi bằng tên khác như thoái hóa dạng polyp hoặc phù Reinke. Cách tốt nhất để phân biệt sự khác nhau giữa các nốt sần và polyp là nốt sần giống như nốt chai và polyp giống như vết phồng rộp.

Mức độ phổ biến của nốt sần và polyp dây thanh quản

Nốt sần và polyp dây thanh quản là bệnh rất phổ biến ở người lớn. Nốt sần có thể xảy ra ở trẻ em. Mặc dù không rõ lý do, nốt sần dây thanh quản xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ trong độ tuổi 20 và 50. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến của các nốt sần và polyp trên dây thanh quản bao gồm:

Khàn tiếng Nghe rõ tiếng thở Giọng nói thô ráp Giọng nói có âm rít Giọng khàn khàn Đau tận mang tai Cảm giác có cục nghẹn trong cổ họng Đau cổ Giảm âm cao Giọng nói và cơ thể mệt mỏi

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nốt sần thường xuất hiện do lạm dụng giọng nói. Polyp có thể do lạm dụng giọng nói lâu dài nhưng cũng có thể xảy ra sau một chấn thương duy nhất trên dây thanh như la hét. Hút thuốc lá lâu dài, suy giáp và trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể hình thành polyp. Lạm dụng giọng nói có nhiều hình thức, bao gồm:

Dị ứng Hút thuốc Căng cơ Hát Huấn luyện Cổ động viên Nói to Uống nhiều cà phê và rượu (làm khô cổ họng và dây thanh quản)

4. Chẩn đoán & điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nốt sần và polyp dây thanh quản?

Nếu giọng nói của bạn trở nên khàn từ 2–3 tuần, bạn nên gặp bác sĩ. Việc đánh giá giọng nói kỹ lưỡng bao gồm:

Được bác sĩ khám, tốt nhất bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chuyên về âm thanh Đánh giá giọng nói từ chuyên gia bệnh học phát âm và ngôn ngữ (SLP) Có thể cần kiểm tra thần kinh.

Một nhóm chuyên gia sẽ đánh giá chất lượng giọng nói, độ cao, độ to, khả năng duy trì âm và các đặc tính khác của giọng nói. Bác sĩ sẽ kiểm tra với thiết bị như đưa ống nội soi vào miệng hoặc mũi để nhìn rõ dây thanh quản và thanh quản nói chung. Một ống gắn đèn (đèn nhấp nháy) có thể được sử dụng để kiểm tra các dây thanh khi chúng di chuyển.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nốt sần và polyp dây thanh quản?

Nốt sần và polyp có thể được điều trị phẫu thuật và hành vi. Sự can thiệp của phẫu thuật liên quan đến việc loại bỏ các nốt sần hoặc polyp từ dây thanh quản. Cách tiếp cận này chỉ xảy ra khi các nốt sần hoặc polyp rất lớn hoặc đã tồn tại trong một thời gian dài. Phẫu thuật thường hiếm ở trẻ em. Các vấn đề y khoa có thể được điều trị để giảm tác động của dây thanh quản, bao gồm điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), dị ứng và các vấn đề về tuyến giáp. Can thiệp y tế để bỏ thuốc lá hoặc kiểm soát căng thẳng đôi khi cần thiết.

Nhiều người cần đến can thiệp hành vi hoặc điều trị giọng nói. Điều trị giọng nói liên quan đến giảm/dừng các hành vi lạm dụng giọng nói và điều trị giọng nói trực tiếp để thay đổi độ cao, độ lớn hoặc tập thở cho giọng tốt hơn. Các kỹ thuật giảm căng thẳng và các bài tập thư giãn cũng được hướng dẫn.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng nốt sần và polyp dây thanh quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM