Bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn dành cho nhà tuyển dụng hot nhất
Để đạt được một buổi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng cần phải chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi phỏng vấn để có thể phát hiện ra nhân tài, tìm được những ứng viên xuất sắc nhất cho công ty. Có lẽ bạn đang thắc mắc làm thế nào có thể đưa ra những câu hỏi để có thể khai thác ứng viên tiềm năng ngay từ buổi phỏng vấn? eLib sẽ gợi ý cho bạn một bộ câu hỏi phỏng vấn để có thể giải quyết vấn đề này.
Mục lục nội dung
I. Bộ câu hỏi được xác định theo từng nhóm chung
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê
a. Vì sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
b. Vì sao bạn muốn công việc này?
c. Hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn?
Đây là những câu hỏi giúp cho nhà tuyển dụng xác định được mục tiêu nghề nghiệp và đam mê của ứng viên. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được những ứng viên có mục tiêu rõ ràng trong sự nghiệp và có thái độ tích cực với công việc trong câu trả lời của họ.
Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nắm bắt được thái độ ứng viên thông qua các thể hiện qua ánh mắt, gương mặt và cảm xúc khi ứng viên trình bày về việc làm yêu thích.
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra khả năng ứng biến và tư duy logic
a. Nếu không phải lo lắng về tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì?
b. Giả sử bạn được tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?
Một số vị trí công việc sẽ yêu cầu các ứng viên có khả năng chịu áp lực tốt và xử lý vấn đề một cách nhanh nhạy. Các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng phát hiện khả năng ứng biến của ứng viên.
Những câu hỏi như thế này thì không có câu trả lời đúng hoặc sai mà chỉ để nhà tuyển dụng đánh giá cách giải quyết vấn đề của ứng viên.
3. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp tìm hiểu sự phù hợp văn hóa
a. Như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn?
b. Bạn thích cách quản lý như thế nào?
c. Nếu có những lúc công việc yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần, bạn có đồng ý không?
Doanh nghiệp nào cũng muốn có được những nhân viên cùng chia sẻ giá trị với doanh nghiệp vì họ chính là những người sẽ gắn bó lâu dài và sẵn sàng vượt qua những thách thức để đạt mục tiêu chung.
Những câu hỏi dạng này nhằm đánh giá ứng viên có phù hợp văn hóa của công ty đưa ra hay không, và cũng để tránh mất thời gian tuyển dụng ứng viên không có khả năng thích ứng với văn hóa công ty.
4. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra thái độ ứng viên
a. Những thất bại/ thành công lớn nhất của bạn?
b. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất?
c. Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì?
Kinh nghiệm có thể tích lũy, kỹ năng có thể rèn dũa, nhưng thái độ khó có thể thay đổi. Để xác định thái độ ứng viên, nhà tuyển dụng nên đặt ra những câu hỏi nhằm tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng học hỏi và đam mê công việc hơn là những ứng viên nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ năng nhưng suy nghĩ tiêu cực, đố kị hay chỉ biết than phiền.
II. Bộ câu hỏi xác định theo từng mục đích cụ thể
Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu đôi nét qua về bản thân?/Hãy cho tôi biết đôi điều thông tin về bạn?
Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Câu hỏi 4: Điểm yếu/điểm mạnh của bạn là gì?
Câu hỏi 5: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Câu hỏi 15: Triết lý trong công việc của bạn là gì?
Câu hỏi 16: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?
Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Câu hỏi 18: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Câu hỏi 19: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Câu hỏi 25: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
Câu hỏi 26: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
Câu hỏi 27: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Câu hỏi 28: Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?
Câu hỏi 29: Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trị này?
Câu hỏi 30: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Câu hỏi 31: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Câu hỏi 32: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Câu hỏi 33: Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc?
Câu hỏi 34: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
Câu hỏi 35: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Tham khảo thêm
- docx Biểu mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn
- doc Những câu hỏi phỏng vấn xin việc kinh điển “thách đố” ứng viên
- doc Bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên
- doc Bảng câu hỏi phỏng vấn nhân sự chuyên sâu nhất
- doc Top 50 câu hỏi cơ bản khi phỏng vấn Sale
- doc Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh chuẩn nhất