Bệnh nhiễm trùng đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Nhiều vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Những sinh vật này có trong thực phẩm do vệ sinh kém, vì vậy bạn sẽ dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với các sinh vật. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ thu hẹp khả năng tiên đoán các loại tác nhân gây bệnh mà bạn có thể đang mắc để có thể điều trị đầy đủ.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột là:

Nhiễm siêu vi đường hô hấp – mầm bệnh vi rút gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Chán ăn – Giảm sự thèm ăn là một dấu hiệu chung của nhiễm trùng đường ruột cũng như các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Buồn nôn – Ăn không ngon thường kèm theo buồn nôn.

Đau bụng – Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường thấy đau hoặc chướng vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau này sẽ phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Co thắt – Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra cơn co thắt ở bụng. Mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Hội chứng ruột kích thích – Nếu các ký sinh trùng trong ruột của bạn cư trú ở thành ruột, thì có thể gây hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy – Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Bạn cũng có thể bắt đầu bị tiêu chảy khi bị mất nhiều nước. T

rầm cảm – Những người bị nhiễm trùng nấm men có thể gặp nguy cơ cao mắc trầm cảm.

Rối loạn giấc ngủ – Khó chịu liên quan đến nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến bạn khó ngủ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy gan đang làm việc quá sức vì đang cố gắng loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng.

Nghiến răng – Trong một số ít trường hợp, những người bị nhiễm trùng sẽ nghiến răng trong khi ngủ.

Nhức đầu – Tình trạng mất nước hoặc xuất hiện các chất kích thích như nấm men trong hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ nhức đầu liên tục.

Bỏng da – Một số bệnh nhân có thể cảm giác ngứa hoặc nóng bỏng trên da.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.

Các mầm bệnh – Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.

Nước bị ô nhiễm – Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.

Vệ sinh kém – Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

4.  Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải nhiễm trùng đường ruột?

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể quản lý được bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột?

Không có các thông tin về nguy cơ gây nhiễm trùng đường ruột. Xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về y khoa.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột?

Bạn có thể sẽ không nhận thấy mình đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vì hệ thống miễn dịch sẽ tìm cách tiêu diệt chúng. Đôi lúc, bạn sẽ có một số triệu chứng, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, nhưng thường chúng sẽ biến mất chỉ trong vài giờ hoặc có thể kéo dài đến ba ngày.

Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài, nghiêm trọng hơn, và/hoặc lặp lại, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể:

  • Đưa ra chẩn đoán dựa trên mô tả của bạn về các triệu chứng;
  • Làm một số xét nghiệm.  Xét nghiệm thông thường đối với nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là xét nghiệm mẫu phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột?

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột không cần điều trị và bệnh nhân sẽ khỏe lại. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng trong một vài ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể ở nhà và duy trì một chế độ tương đối bình thường. Trẻ em đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, bệnh nhân phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn. Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nằm viện, vì vậy bệnh nhân có thể phải truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần, mặc dù có thể mất vài tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thực hiện vệ sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, bao gồm rửa tay thường xuyên và cẩn thận, đặc biệt là sau khi thay tã, đi vệ sinh và trước khi xử lý thức ăn hoặc ăn.

Những khách du lịch có kế hoạch đến thăm các nước đang phát triển cần chắc chắn họ phải được chích ngừa bất cứ loại vắc xin nào được đề nghị (ví dụ như bệnh sốt thương hàn) trước khi đi. Một khi đã đến các nước này, các chuyên gia khuyên rằng họ chỉ nên uống nước đóng chai và tránh ăn trái cây tươi và rau quả, thực phẩm từ những người bán hàng rong cũng như các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng. Để an toàn, tất cả các thức ăn nên được hấp nóng hoàn toàn.

Nhiễm trùng đường ruột nếu nhẹ thì có thể tự cầm tiêu chảy sau một ngày, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống bù thật nhiều nước có chứa điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường. Trong những trường hợp bạn hoặc trẻ em nôn ói không thể ăn uống được, tiêu chảy phân nước nhiều, phân nhày máu, sốt cao hoặc rất mệt mỏi thì bạn cần phải đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời bồi hoàn nước và điện giải bằng các dung dịch truyền tĩnh mạch và dùng thuốc kháng sinh nếu cần. Tiêu chảy nhiễm trùng vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em các nước Phi châu, bệnh xảy ra trên trẻ em nhiều khi nghiêm trọng hơn bạn nghĩ nên tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ đi tiêu bất thường.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm trùng đường ruột, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM