Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm nấm Histoplasma là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm. Bào tử nấm sẽ gây nhiễm trùng nhẹ ở phổi, nhưng nó có thể nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!

Bệnh nhiễm nấm Histoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma) là bệnh gì?

Nhiễm nấm Histoplasma (hay còn gọi là vi nấm Histoplasma) là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm. Bào tử nấm sẽ gây nhiễm trùng nhẹ ở phổi, nhưng nó có thể nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Những người như vậy bao gồm những người có nhiễm HIV hay mắc bệnh ung thư và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc steroid. Nhiễm trùng đôi khi có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả các hạch bạch huyết, hệ thần kinh và tim.

Những ai thường mắc nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma)?

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nặng. Ở Hoa Kỳ, nhiễm nấm Histoplasma thường gặp ở vùng thung lũng sông Mississipi và Ohio, mặc dù cũng có thể gặp bệnh này ở những vùng khác.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma) là gì?

Hầu hết người bệnh có vài triệu chứng như ho khan hoặc sốt nhẹ. Có thể mất vài năm họ mới biết rằng họ đã nhiễm nấm histoplasmosis. Các triệu chứng này thường nhẹ và giống như cúm, bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu và đau cơ. Những triệu chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng nặng hơn có thể kéo dài vài tuần.

Người cao tuổi có bệnh phổi (như những người hút thuốc lá bị bệnh khí phế thũng) có thể bị nhiễm trùng mãn tính. Các triệu chứng bao gồm ho ra đàm, đau ngực, sút cân, ra mồ hôi ban đêm, và mệt mỏi.

Những người có hệ miễn dịch yếu có thể bị nhiễm trùng lan rộng với các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài như sốt, nhức đầu, và giảm cân.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu bạn ho ra máu hoặc có các triệu chứng mới hoặc khó thở ngày càng nặng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma) là gì?

Nguyên nhân gây ra Histoplasma là do các loại nấm Histoplasma capsulatum. Nó được tìm thấy trong đất, đặc biệt là trong phân chim hoặc dơi. Hít thở không khí có chứa nấm có thể đưa nó vào phổi. Histoplasma không lây nhiễm từ người sang người.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma)?

Nguy cơ bị bệnh gia tăng tùy thuộc số bào tử nấm mà bạn hít phải. Các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh cao bao gồm: nông dân, người chăm sóc thú, người chăn gia cầm, công nhân xây dựng, người lợp ngói, người làm vườn, nhà thám hiểm hang động.

Những người có nguy bị nhiễm nặng gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già, người mắc HIV/AIDS, hóa trị ung thư, dùng corticosteroid (như prednisone), dùng chất ức chế TNF như trong điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc chống đào thải tạng ghép.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma)?

Nhiễm trùng nhẹ ở những người khỏe mạnh thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong hầu hết mọi người, điều trị bằng thuốc kháng nấm là cần thiết. Thuốc này có thể được uống (bằng miệng) hoặc tiêm tĩnh mạch. Các thuốc amphotericin B tĩnh mạch có thể được truyền cho đến 3 tuần.

Thuốc kháng nấm có thể cần thiết trong một thời gian dài, thường từ 1 năm trở lên. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể cần phải điều trị suốt đời.

Thuốc kháng nấm nên được dùng hết phác đồ. Dừng thuốc quá sớm có thể khiến cho bệnh tái phát. Sau khi sử dụng hết toa thuốc, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu có thể đảm bảo rằng nhiễm trùng đã biến mất.

Một lối sống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống tốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Những người hút thuốc nên ngừng hút thuốc. Ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn bằng cách tránh những nơi bị ô nhiễm, bụi lây nhiễm bao gồm chuồng gà, các tòa nhà cũ, và hang động. Người lao động trong khu vực bẩn hoặc bụi bẩn nên đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma)?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể, đặc biệt là phổi và tim. Chụp X-quang và xét nghiệm máu, nước tiểu, và đàm cũng có thể được thực hiện. Xét nghiệm thường không cần đến trong những trường hợp nhẹ, nhưng nó tương đối quan trọng khi cần lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp ở những ca đe dọa tính mạng.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm Histoplasma)?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bẹn hạn chế diễn tiến của bệnh Histoplasma:

Cần phải khám bác sĩ thường xuyên; dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc; Tránh tiếp xúc với các khu vực bị ô nhiễm như trang trại; Sử dụng các thiết bị phòng ngừa nếu phải tiếp xúc như khẩu trang; Bỏ hút thuốc lá; Chích ngừa cúm hàng năm và chích ngừa viêm phổi mỗi 5 năm; Không chần chừ gọi bác sĩ nếu triệu chứng ngày càng tệ hơn; Không ngưng thuốc nếu không có sự cho phép và tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Nhiễm nấm Histoplasma, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM