Luận văn ThS: Nghiên cứu mạng phân phối nội dung (CDN) trên nền giao thức truyền đa đường

Luận văn Nghiên cứu mạng phân phối nội dung (CDN) trên nền giao thức truyền đa đường trình bày tổng quan về giao thức truyền đa đường Multipath TCP; mô tả lý thuyết về mạng phân phối nội dung (CDN), mô hình, cách thức hoạt động, các kỹ thuật được sử dụng trong CDN; tiến hành cài đặt thực nghiệm CDN trên nền MPTCP, qua đó đánh giá hiệu quả của việc áp dụng MPTCP vào mạng.

Luận văn ThS: Nghiên cứu mạng phân phối nội dung (CDN) trên nền giao thức truyền đa đường

1. Mở đầu

Sự xuất hiện của Web như là một công cụ phổ biến dùng để chia sẻ nội dung và cung cấp các loại dịch vụ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của Internet. Đồng thời, số lượng người dùng truy cập vào nội dung số và các loại dịch vụ trên web đang phát triển theo cấp số nhân. Kết quả là nhiều trang web tạm thời không truy cập được từ phía người dùng do xảy ra hiện tượng hiện tắc nghẽn tại phía các máy chủ. Điều này đã đặt ra nhu cầu phải tăng băng thông Internet và tăng số lượng máy chủ cung cấp nội dung và ứng dụng để đáp ứng nhanh các yêu cầu từ phía người dùng. Mạng phân phối nội dung (CDN) ra đời đã khắc phục những hạn chế nói trên bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phân phối nội dung và dịch vụ có khả năng mở rộng. Đây là một hệ thống các máy chủ được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và chứa những bản sao của nội dung trang thông tin điện tử (Website) từ máy chủ gốc. Khi người dùng truy cập thì hệ thống CDN sẽ xác định máy chủ gần với người dùng nhất và nội dung sẽ được phân phát tới người dùng nhanh nhất. Các ứng dụng của CDN có thể tìm thấy trong cộng đồng: các trường học, công ty quảng cáo trên Internet, trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), công ty khai thác mạng di động,...

2. Nội dung

2.1 Điều khiển tắc nghẽn trong đa đường

Tổng quan giao thức Multipath TCP 

  • Các khái niệm
  • Truyền dữ liệu trong MPTCP
  • Các cơ chế đa đường

Kỹ thuật điều khiển tắc nghẽn trong Muiltipath TCP

2.2 Kiến trúc và kỹ thuật sử dụng

Kiến trúc của mạng phân phối nội dung – CDN

Kỹ thuật định tuyến yêu cầu và kỹ thuật lưu giữ nội dung trong mạng phân phối nội dung – CDN

  • Cơ chế định tuyến yêu cầu
  • Kỹ thuật lưu trữ nội dung

2.3 Ứng dụng giao thức truyền đa đường

Mô hình cài đặt thực nghiệm CDN

  • Cài đặt BIND và GeoIP MaxMind
  • Cấu hình BIND
  • Mô hình CDN
  • Đo băng thông tại Site 1 và Site 3 trong mô hình CDN 
  • Đo băng thông tại Site 2 và Site 4 trong mô hình CDN

Thực nghiệm CDN trên nền MPTCP

  • Mô hình kịch bản 1
  • Cài đặt Multipath TCP
  • Cấu hình Multipath TCP
  • Đo băng thông tại Site 1 và Site 3 trong mô hình kịch bản 1 
  • Đo băng thông tại Site 2 và Site 4 trong mô hình kịch bản 1 
  • Mô hình kịch bản 2

Đánh giá thông lượng mạng CDN trên MPTCP 

  • So sánh băng thông giữa mô hình CDN và mCDN kịch bàn 1 tại Site 1, Site 3
  • So sánh băng thông giữa mô hình CDN và mCDN kịch bản 1 tại Site 2, Site 4
  • So sánh băng thông tại hai máy trạm tại Site 1, 3 của kịch bản 2
  • So sánh băng thông tại hai máy trạm tại Site 2, 4 của kịch bản 2

3. Kết luận

Từ nghiên cứu kỹ thuật điều khiển tắc nghẽn trong MPTCP và kỹ thuật định hướng yêu cầu dựa trên DNS, em đã:

  • Xây dựng được mô hình thực nghiệm CDN trên nền giao thức MPTCP
  • Từ các kết quả đo thông lượng mạng chứng minh việc sử dụng giao thức MPTCP sẽ làm tăng thông lượng mạng của CDN, làm giảm tình trạng tắc nghẽn tại mỗi máy chủ CDN, dự phòng đường kết nối cho mỗi máy chủ CDN.
  • Thực nghiệm này chứng minh giao thức MPTCP hoạt động được trên mạng CDN.

4. Tài liệu tham khảo

Rajkumar Buyya, Mukaddim Pathan, Athena Vakali (Eds.) (2008). Content Delivery Networks. Springer-Verlag Berlin Heidelberg, German.

A. Ford, C. Raiciu, M. Handley, S. Barre, J. Iyengar (2011), “Architecture guidelines for Multipath TCP Development”, IETF RFC 6182

L.T. Anh, C.S. Hong, S. Lee, (2011), “MPCubic: An extended cubic TCP for multiple paths over high bandwidth-delay product networks”, in Proc. of ICTC Conference, September 28-30, 2011, Seoul.

Khalili, N. Gast, M. Popovic, U. Upadhyay, and J.-Y. Le Boudec (2012), “MPTCP is not pareto-optimal: performance issues and a possible solution”, in Proc. of the 8th international conference on Emerging networking experiments and technologies, CoNEXT’12, December 10–13, 2012, Nice, France......

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn trên ---

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM