Luận văn ThS: Kinh tế huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX

Luận văn Kinh tế huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX nghiên cứu một cách khá đầy đủ về kinh tế của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong nửa đầu thế kỷ XIX gồm kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế gắn với môi trường sinh thái địa phương, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời luận văn còn góp một phần nhỏ nhằm cung cấp thêm tư liệu giúp địa phương và các nhà nghiên cứu tham khảo.

Luận văn ThS: Kinh tế huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Kinh tế huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” để nghiên cứu, chúng tôi mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về kinh tế của huyện Hữu Lũng nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó, có thể bổ sung thêm nguồn tư liệu góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề của lịch sử địa phương, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển đất nước. Đồng thời, bổ sung kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc cùng sinh sống trên vùng đất Hữu Lũng nửa đầu thế kỷ XIX.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian: Huyện Hữu Lũng nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn. Trong đó tập trung ở các xã như: Hữu Hạ, Bố Hạ, Đồng Hưu, Hương Vĩ, Cù Sơn, Đằng An, Hòa Lạc, Vạn Linh, Thốc Sơn, Chiêu Tuấn, Gia Mỹ, Vi Sơn, Hữu Thượng, Canh Nâu, Bả Mộng, Ngự Nhung.
  • Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn.
  • Phạm vi nội dung: Luận văn giới hạn phạm vi nội dung chủ yếu là tình hình ruộng đất và các hình thức sở hữu ruộng đất của huyện Hữu Lũng qua tư liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 13 (1832) và kinh tế nông nghiệp. Do tư liệu khan hiếm nên ngành thủ công và thương nghiệp được trình bày như là những ngành phụ, hỗ trợ nông nghiệp, chưa tách khỏi nông nghiệp.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp như phương pháp điền dã giúp tác giả quan sát, phỏng vấn, ghi chép và chụp ảnh những nội dung liên quan đến luận văn; Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, hồi cố qua đó xác định rõ được thời gian, không gian nghiên cứu của luận văn, mối quan hệ trong sự phát triển của lịch sử; Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể về sự phân bố sông suối đồi núi... của huyện; Phương pháp đối chiếu các nguồn tư liệu, tổng hợp, hệ thống hóa để hoàn thiện luận văn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát huyện Hữu Lũng

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vài nét về lịch sử huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 

Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội

2.2 Tình hình sở hữu ruộng đất

Tư liệu địa bạ huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX

Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Hữu Lũng đầu thế kỉ XIX qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 

  • Về quy mô sở hữu ruộng đất của các xã thôn
  • Về phân bố các loại ruộng đất 
  • Tình hình sở hữu đất tư (thổ trạch viên trì) 
  • Tình hình sở hữu ruộng đất thần từ phật tự
  • Tình hình sở hữu ruộng tư 
  • Tình hình sở hữu ruộng tư của các nhóm họ 
  • Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc..

Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Hữu Lũng qua địa bạ Minh Mệnh 13 (1832)

  • Về quy mô sở hữu ruộng đất của các xã thôn
  • Về phân bố các loại ruộng đất

Tình hình sở hữu đất tư (thổ trạch viên trì)

  • Sở hữu ruộng đất thần từ phật tự
  • Tình hình sở hữu ruộng tư
  • Tình hình sở hữu ruộng tư của các nhóm họ 
  • Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc

2.3 Hoạt động kinh tế 

Nông nghiệp

  • Trồng trọt
  • Làm vườn
  • Chăn nuôi
  • Kinh tế tự nhiên
  • Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

3. Kết luận

Hiện nay, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng đang ra sức thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, huyện Hữu Lũng vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn. Để thực hiện hiệu quả chủ trương xóa đói giảm nghèo, nhân dân các dân tộc vừa sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, định canh định cư thực hiện chế độ ruộng đất theo chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước, phát triển kinh tế trang trại, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhiều loại cây đặc sản và các loại cây thuốc quý. Kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới thì việc quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước với những chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,…được chú trọng nhiều hơn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng đang ra sức lao động sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Nguyễn Trọng Báu, Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin.

Phan Đại Doãn (1981), “Về tính chất sở hữu ruộng đất công làng xã”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3.

Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM