Luận văn: Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Luận văn Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam  nghiên cứu đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
 

Luận văn: Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã xác định rõ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhằm thực hiện: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân do hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất... Để khắc phục được những tồn tại, yếu kém đó và đạt được mục tiêu đã đề ra, ngoài những yếu tố và định hướng cần thiết khác, vấn đề quan trọng là nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò quản lý của Nhà nước là yếu tố quan trọng đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế

1.2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề chung về Kiểm toán Nhà nước, trên cơ sở đó, xác định vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Đánh giá thực trạng về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.

Tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nghiên cứu các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, vị trí của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và thực trạng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước từ năm 1994 đến nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lôgíc kết hợp với lịch sử, tổng kết, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam.

Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu

1.5 Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp quan trọng trong việc xác định đúng vị trí và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề chung về Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Tổng quan về Kiểm toán Nhà nước

Đặc điểm và vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới

2.2 Thực trạng hoạt động của Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước ở nước ta

Thực trạng 15 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay

2.3 Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Những quan điểm về nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Những giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3. Kết luận

Sự ra đời và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, đánh dấu một bước tiến mới trong việc hoàn thành cơ chế quản lý tài chính ngân sách. Vai trò trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước xuất phát từ vai trò quan trọng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế của một Quốc gia. Kiểm toán Nhà nước là công cụ phục vụ quản lý kinh tế tài chính góp phần làm lành mạnh nền kinh tế quốc gia, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kiểm toán trên--

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM