Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất

Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự nên các bên tham gia hợp đồng được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng thuê đất như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất

1. Hợp đồng thuê đất là gì?

Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự nên các bên tham gia hợp đồng được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh.

Về hình thức hợp đồng thuê đất phải được lập thành văn bản, theo Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định hợp đồng thuê đất không bắt buộc công chứng, chứng thực mà tùy theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng.

2. Hướng dẫn cách viết hợp đồng thuê đất

Thông tin các bên tham gia hợp đồng: Thông tin các bên thường bao gồm các yếu tố: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.

Chi tiết về đất cho thuê: Trong điều khoản này, các bên phải ghi rõ các thông tin gắn liền với đất cho thuê như: địa chỉ, diện tích, tình trạng đất, loại đất, mục địch sử dụng đất,…

Thời hạn thuê đấ và thời gian giao đất: Thời hạn thuê đất do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong điều khoản này về thời gian bắt đầu cho thuê và thời hạn thuê (hoặc thời gian kết thuc thuê đất). Các bên cũng quy định cụ thể thời gian dự định giao đất cho bên thuê, thời gian giao đất có thể trùng với thời gian bắt đầu thuê đất

Lưu ý: Thời hạn thuê đất là không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt theo khoản 3 Điều 126 Luật đất đai thì là không quá 70 năm.

Gía tiền thuê, thời hạn và phương thức thành toán tiền thuê: Hai bên thỏa thuận giá tiền thuê đất, thời hạn thành toán (một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền thuê hàng năm), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thành toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản)…

Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai và không trái với pháp luật khác có liên quan.

Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày, tháng, năm

Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:

  • Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
  • Thỏa thuận về tài sản khác gắn liền với đất cho thuê;
  • Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
  • Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
  • Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê quyền sử dụng đất

3.1 Bên cho thuê đất

Bên cho thuê đất phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các công việc được quy định dưới đây:

  • Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất
  • Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thỏa thuận
  • Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê
  • Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích
  • Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
  • Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê

Bên cho thuê được sử dụng các quyền như sau:

  • Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê
  • Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại
  • Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạn cho thuê đã hết

3.2 Bên thuê đất

Nghĩa vụ của bên thuê:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê
  • Không được hủy hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.
  • Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thỏa thuận; nếu việc sử dụng đất không sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh
  • Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết thời thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Quyền của bên thuê:

  • Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thỏa thuận
  • Được sử dụng đất thuê ổn định theo thời hạn như đã thỏa thuận
  • Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất
  • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 426 của Bộ luật này
  • Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm sút”.

4. Thủ tục công chứng hợp đồng thuê đất

Hầu hết các hợp đồng thuê đất sẽ có thời hạn trên 06 tháng nên phải lập hồ sơ và công chứng đầy đủ tại cơ quan có chức năng. Về cơ bản, công chứng hợp đồng thuê đất sẽ khá giống với hợp đồng thuê nhà hay hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Trình tự cơ bản sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ yêu cầu và nộp tại bộ phận tiếp nhận của phòng công chứng. (Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà)

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ, bộ phận nghiệp vụ của bên công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch

Bước 4: Sau khi hồ sơ và hợp đồng giao dịch đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

5. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê đất

Chủ thể cho thuê phải là chủ sử dụng của mảnh đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Cần lưu ý về nhóm người sử dụng đất tham gia ký Hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là quy định rất quan trọng để bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng không hay được chú ý tới.

Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Có nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện mà dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

6. Mẫu hợp đồng thuê đất tham khảo

6.1 Mẫu hợp đồng thuê đất

Mẫu hợp đồng thuê đất

6.2 Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp

Mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp

6.3 Mẫu hợp đồng thuê đất để kinh doanh

Mẫu hợp đồng thuê đất để kinh doanh

6.4 Mẫu hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất

Mẫu hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất

6.5 Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng thuê đất!

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM