Mẫu hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc bên môi giới làm trung gian cho các bên trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể môi giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng chuyển nhượng đất đai và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

1. Hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Cũng như các hoạt động môi giới khác, môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc bên môi giới làm trung gian cho các bên trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể môi giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng chuyển nhượng đất đai và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

2. Hình thức và nội dung hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Việc “công chứng hợp đồng” này do các bên thỏa thuận với nhau theo Khoản 2 Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản (LKDBĐS) 2014. Như vậy, hợp đồng môi giới không nhất thiết phải có công chứng.

Nội dung hợp đồng:

Tên, địa chỉ của các bên;

Đối tượng và nội dung dịch vụ;

Yêu cầu và kết quả dịch vụ;

Thời hạn thực hiện dịch vụ;

Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;

Phương thức, thời hạn thanh toán;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Giải quyết tranh chấp;

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Đầu tiên bạn phải xác định được người có quyền sử dụng đất đối với bất động sản muốn thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Sau đó các bên phải mô tả rõ ràng bất động sản cần giao dịch. Cần nêu rõ giá chuyển nhượng mà bên được môi giới đề xuất. Từ đó, có căn cứ xác định bên môi giới có thực hiện đúng yêu cầu của Bên được môi giới hay không.

Tiếp theo các bên phải thỏa thuận về yêu cầu và kết quả cần đạt được, theo đó xác định giới hạn “trách nhiệm” của bên môi giới được xem là hoàn thành khi nào?

Trách nhiệm của bên môi giới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng – bên được môi giới để tham gia đàm phán, ký hợp đồng hay là bao gồm cả việc đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục chuyển nhượng đối với bất động sản.

Thù lao môi giới là khoản tiền bên được môi giới phải thanh toán cho bên môi giới không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản mà bên được môi giới ký kết với đối tác của họ, đây thực chất là tiền công phải trả cho bên môi giới được quy định tại Điều 64 LKDBĐS.

Còn hoa hồng môi giới bất động sản được tính dựa trên kết quả môi giới theo phần trăm giá trị giao dịch giữa bên được môi giới và đối tác của họ, Nói một cách khác, mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng được quy định tại Điều 65 LKDBĐS.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

Quyền của bên môi giới

Yêu cầu bên được mua giới cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến bất động sản;

Được nhận phí môi giới theo thỏa thuận;

Được nhận 50% trên số tiền đặt cọc khi khách hàng chấp nhận mất cọc hoặc khi khách hàng bị mất cọc do vi phạm cam kết;

Thuê tổ chức, cá nhân môi giới khác thực hiện công việc môi giới bất động sản trong phạm vi hợp đồng môi giới bất động sản với bên được mua giới nhưng phải chịu trách nhiệm trước bên được mua giới về kết quả môi giới.

Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng môi giới bất động sản khi bên được mua giới vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên môi giới

Thực hiện đúng hợp đồng môi giới bất động sản đã ký;

Cung cấp thông tin về bất động sản được đưa vào kinh doanh và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản;

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

Thường xuyên báo cho bên được mua giới biết về tiến độ thực hiện công việc và phối hợp với bên được mua giới để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc;

Chịu mọi chi phí liên quan đến phạm vi công việc mà mình thực hiện.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

Quyền của bên được môi giới

Không chịu bất kỳ chi phí nào khác cho bên mua giới ngoài phí dịch vụ môi giới nếu giao dịch thành công;

Được nhận 50% trên số tiền đặt cọc khi khách hàng chấp nhận mất cọc hoặc khi khách hàng bị mất cọc do vi phạm cam kết;

Được bên mua giới thực hiện miễn phí: Dịch vụ chuyển quyền sở hữu (chi phí giao dịch ngoài và các loại phí, lệ phí nếu có phát sinh do bên được mua giới chịu), trung gian thanh toán qua Công ty… khi giao dịch môi giới thành công (sang tên sổ đỏ thành công).

Nghĩa vụ của bên được môi giới

Cung cấp đầy đủ và kịp thời cho bên mua giới những giấy tờ liên quan.

Hợp tác với bên mua giới trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

Ký hợp đồng bán/cho thuê bất động sản trực tiếp với người mua/người thuê do bên B giới thiệu. Chịu tất cả các chi phí liên quan đến “thủ tục mua bán bất động sản” theo quy định của nhà nước hoặc theo thỏa thuận với người mua.

Thanh toán phí môi giới cho bên mua giới theo thỏa thuận trong Hợp đồng.

5. Mẫu hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất tham khảo

Hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất!

Ngày:31/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM