Hội chứng Tourette - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Tourette (hay còn gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bạn bị co giật. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào của cơ thể (mặt, bàn tay hoặc chân). Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng Tourette - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette) là gì?

Hội chứng Tourette (hay còn gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bạn bị co giật. Co giật là triệu chứng ở một phần hoặc toàn cơ thể, xuất hiện các cử động nhanh lặp đi lặp lại, đột ngột và không thể kiểm soát. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào của cơ thể (mặt, bàn tay hoặc chân). Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể chủ động kiềm chế cơn co giật. Một số trường hợp khác, bệnh nhân khác có thể phát ra những âm thanh bất thường gọi là âm thanh do co giật. Thậm chí, họ chửi rửa hoặc nói những điều không hay với người khác. Khi có co giật toàn thân, bệnh nhân không thể kiểm soát điều họ nói. Vài trường hợp bệnh có cơn co giật xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như những người xung quanh.

Những ai thường mắc phải hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette)?

Trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải hội chứng Tourette. Bệnh thường xuất hiện từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp co giật ở trẻ biến mất khi trẻ lớn lên.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette) là gì?

Các triệu chứng của bệnh thường nhẹ và khó nhận biết, nhưng cũng có trường hợp nghiêm trọng. Các triệu chứng thường xuất hiện theo cơn và có thể biến mất trong thời gian dài. Đôi khi các biểu hiện của cơn co giật cũ biến mất và các triệu chứng mới xuất hiện. Các triệu chứng bao gồm sủa, các vấn đề về hành vi, nháy mắt, chửi rửa, càu nhàu, gật hoặc lắc lư đầu, bắt chước các hành động hoặc lời nói của người khác, liếm môi hoặc chép môi, nhún vai, hít ngửi, khịt mũi, nhổ nước bọt và kêu ăng ẳng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hội chứng Gilles de la Tourette thường xảy ra ở trẻ em nhưng các triệu chứng sẽ biến mất khi trẻ lớn và biết kiểm soát cơ của mình. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giúp kiểm soát cơn co giật. Tuy nhiên, nên gọi bác sĩ trong các trường hợp sau đây:

Gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc; Thấy các triệu chứng trở nên xấu đi; Cần giúp đỡ hoặc cần người để hướng dẫn người khác về hội chứng này; Thấy trẻ sốt, cứng cơ hoặc thay đổi hành vi khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng Tourette.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette) là gì?

Không biết rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh có thể di truyền cùng với các vấn đề về hệ thần kinh khác. Tourette là một hội chứng phức tạp, có lẽ gây ra do sự phối hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Các giả thiết nguyên nhân bệnh Tourette bao gồm:

Di truyn: hội chứng Tourette có thể là một rối loạn di truyền. Các gen đặc hiệu liên quan đến hội chứng Tourette hiện vẫn chưa được xác định, mặc dù đã nhận diện được một đột biến gen là nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng. Bt thường não: một số hóa chất trong não đóng vai trò là chất dẫn truyền xung thần kinh có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, bao gồm dopamine và serotonin.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hội chứng Gilles de la Tourette, bao gồm:

Tiền sử gia đình có người bị hội chứng Tourette hoặc các rối loạn co giật khác. Nam giới là đối tượng có nguy cơ bị hội chứng Tourette cao hơn nữ từ 3-4 lần.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ ngồi yên để xem cơn co giật có xuất hiện hay không. Bác sĩ thần kinh nhi khoa (bác sĩ nhi chuyên về các vấn đề về thần kinh) có thể chẩn đoán xác định bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp điện não đồ (EEG), một xét nghiệm đo sóng não. Cũng có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) phần đầu. Chụp MRI giống như chụp X-quang nhưng sử dụng từ trường mà không dùng tia X để quan sát bên trong cơ thể.

Việc học ở trường của trẻ có thể bị gián đoạn và trẻ có thể có các vấn đề về hành vi. Trẻ cần đi khám bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý (chuyên về các vấn đề về hành vi). Hội chứng Tourette có liên quan đến một loạt triệu chứng hành vi, thường là rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette)?

Các loại thuốc an thần có thể giúp kiểm soát các cơn cơn co giật. Thuốc thường không cần thiết đối với các cơn cơn co giật nhẹ. Thuốc có thể được chỉ định độc lập hoặc dùng chung với các loại thuốc khác để ngăn ngừa các tác dụng phụ. Cả gia đình có thể cần đi tư vấn di truyền để giúp trẻ và gia đình đối diện với bệnh.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette)?

Hội chứng Tourette có thể được hạn chế nếu bạn:

Thông báo bác sĩ về những vấn đề bệnh lí của bạn hoặc bé và các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn; Thông báo bác sĩ nếu bạn mang thai hoặc cho con bú và mắc hội chứng Tourette; Biết rằng có các nhóm, tổ chức xã hội và cơ quan hỗ trợ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng Tourette, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM