Hội chứng đường hầm khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng đường hầm khuỷu tay là tình trạng các dây thần kinh dây trụ ở cánh tay bị nén hay bị kích thích. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng này, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng đường hầm khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng đường hầm khuỷu tay là gì?

Hội chứng đường hầm khuỷu tay, còn được gọi là kẹt dây trụ thần kinh, tình trạng các dây thần kinh dây trụ ở cánh tay bị nén hay bị kích thích. Các dây thần kinh dây trụ, đi từ cổ xuống bàn tay và có thể bị đè nén lại ở một vài vị trí, như bên dưới xương đòn hoặc ở cổ tay, một trong ba dây thần kinh chính trong cánh tay. Các bác sĩ nhận thấy rằng các dây thần kinh phía sau phần bên trong khuỷu tay là vị trí bị đè nén nhiều nhất.

Tê và ngứa ran ở bàn tay và ngón tay là triệu chứng phổ biến của hội chứng đường hầm khuỷu tay. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng phương pháp điều trị cổ điển như thay đổi trong hoạt động và vận sức. Nếu các phương pháp cổ điển không cải thiện các triệu chứng hoặc nếu việc nén dây thần kinh có gây yếu cơ hoặc tổn thương tay, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn làm phẫu thuật.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng đường hầm khuỷu tay là gì?

Hội chứng đường hầm khuỷu tay có thể gây ra một cơn đau nhức ở bên trong khuỷu tay. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng xảy ra trong tay, bao gồm:

Tê và ngứa ran ở ngón đeo nhẫn và ngón út. Những dấu hiệu này là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng đè nén dây trụ thần kinh. Thông thường, các triệu chứng này thường xuất hiện và tự khỏi. Chúng xảy ra thường xuyên hơn khi bạn bẻ cong khuỷu tay, chẳng hạn như khi lái xe hoặc cầm điện thoại. Một số người thức dậy vào ban đêm vì các ngón tay của họ bị tê liệt; Cảm giác “buồn ngủ” ở ngón đeo nhẫn và ngón út. Trong một số trường hợp, bạn gặp khó khăn trong việc gập duỗi ngón tay hoặc di chuyển vật dụng; Sự suy yếu khi cầm nắm các vật và khó phối hợp ngón tay. Những triệu chứng này thường được biểu hiện trong trường hợp bị đè nén lên dây thần kinh mức độ nặng.

Các dây thần kinh bị đè nén hoặc đã được nén trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng teo cơ ở bàn tay. Lúc này, teo cơ không thể phục hồi được.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Có một số yếu tố làm tăng áp lực lên dây thần kinh ở khuỷu tay như:

Khi bạn uốn cong khuỷu tay, các dây thần kinh dây trụ phải căng ra xung quanh khuỷu tay ở giữa. Nếu điều này kéo dài thì có thể gây kích thích các dây thần kinh, giữ cong khuỷu tay của bạn trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại việc uốn khuỷu tay có thể gây đau đớn, ví dụ ngủ trong tư thế uốn cong khuỷu tay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đè nén dây thần kinh dây trụ và khiến bạn tỉnh giấc; Ở một số người, các dây thần kinh trượt ra từ phía sau khi khuỷu tay bị bẻ cong. Dần dần, tình trạng trượt qua lại có thể kích thích các dây thần kinh; Dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài cũng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh; Sự tích tụ dịch ở khuỷu tay có thể gây sưng, đè nén các dây thần kinh; Một cú đánh trực tiếp vào bên trong khuỷu tay có thể gây đau, cảm giác điện giật và tê ở các ngón tay nhỏ cũng như ngón tay.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Hội chứng đường hầm khuỷu tay là hội chứng thần kinh ngoại vi phổ biến thứ hai trong cơ thể con người.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

Gãy xương hoặc trật khớp khuỷu tay trước đó; Gai xương/viêm khớp khuỷu tay; Sưng khớp khuỷu tay; U nang gần khớp khuỷu tay; Các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc kéo dài cần gập duỗi khuỷu tay.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Bác sĩ sẽ kiểm tra khuỷu tay của bạn và sau đó tiến hành một số xét nghiệm. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và thử nghiệm điện cơ đồ sẽ có thể hỗ trợ chẩn đoán. Ở quy trình điện cơ đồ, bác sĩ sẽ đặt các điện cực vào cơ bắp và trên da để đo lường sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng, nhằm xác định và chẩn đoán các khu vực bị tổn thương thần kinh cũng như xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này mà có phương pháp điều trị khác nhau:

Trong trường hợp hội chứng đường hầm khuỷu tay mức độ nhẹ, bạn có thể tiến hành các liệu pháp vật lý như:

Tránh những áp lực không đáng có trên khuỷu tay trong các hoạt động hàng ngày; Đeo một khung để bảo vệ khuỷu tay; Đeo thanh nẹp trong khi ngủ để ngăn chặn việc uốn khuỷu tay.

Trong trường hợp nếu nẹp không giúp bạn dễ chịu hơn hoặc tình trạng nén dây thần kinh ở mức độ nặng hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giải phóng các áp lực đè nén lên dây thần kinh dây trụ, khoảng 85% bệnh nhân đáp ứng tốt với một số hình thức phẫu thuật.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng đường hầm khuỷu tay?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tránh các hoạt động mà bạn phải gập duỗi cánh tay trong thời gian dài; Nếu bạn sử dụng máy tính thường xuyên, hãy ngồi ghế không quá thấp và không để khuỷu tay nghỉ ngơi trên tay vịn; Tránh dựa khuỷu tay hoặc gây áp lực bên trong cánh tay, ví dụ như không đặt tay trên cửa sổ khi đang lái xe; Duỗi thẳng khuỷu tay vào ban đêm khi ngủ. Bạn có thể quấn một chiếc khăn quanh khuỷu tay thẳng hoặc đeo một khung cố định khuỷu tay về phía sau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng đường hầm khuỷu tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM