Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Cushing là một chứng bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp xảy ra khi mô cơ thể tiếp xúc với quá nhiều lượng cortisol trong máu. Vậy triệu chứng của hội chứng này là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?

Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp xảy ra khi mô cơ thể tiếp xúc với quá nhiều lượng cortisol trong máu. Cortisol được sản sinh bởi tuyến thượng thận, là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, tình trạng có quá nhiều cortisol sẽ gây ra sự biến đổi bất thường ở cơ thể.

Hội chứng Cushing có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, chứng loãng xương và béo phì.

Những ai thường mắc phải hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)?

Hội chứng Cushing khá hiếm khi xảy ra. Theo thống kê chỉ có khoảng 2 đến 3 ca mắc bệnh trên 1 triệu người mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, hội chứng này thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 25 đến 45 tuổi. Những bệnh nhân mắc tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc hội chứng này hơn.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?

Các triệu chứng hội chứng Cushing rất đa dạng nhưng đa số các ca mắc bệnh thường bị béo phì thân trên, mặt tròn, có mỡ quanh vùng cổ, cánh tay và cẳng chân bị gầy. Trẻ em thì có xu hướng bị béo phì và chậm phát triển.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác, bao gồm:

Có thể có xuất hiện trên da như các vết giãn rộng màu hồng đỏ tía; Làn da mỏng, nhạy cảm dễ bị bầm tím và khó lành vết thương; Xương yếu, giòn và dễ gãy; Sự biến đổi hormone ở phụ nữ gây ra hiện tượng phát triển quá nhiều lông ở mặt, cổ, ngực và đù Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều đặn hoặc ngừng hẳn; Nam giới có thể bị liệt dương; Đi tiểu thường xuyên hơn; Luôn cảm thấy rất mệt mỏi, yếu cơ; Bị cao huyết áp; Thay đổi tính cách, luôn cảm giác khó chịu, lo lắng và phiền muộn

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid để điều trị bệnh như bệnh hen suyễn, viêm khớp hoặc viêm ruột, và mắc phải các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra. Cho dù bạn không sử dụng các loại thuốc trên và mắc phải những triệu chứng có thể là do hội chứng Cushing gây ra, hãy cũng nên liên hệ với bác sĩ.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?

Nguyên nhân gây ra hội chứng Crushing là do các mô cơ thể tiếp xúc với nồng độ cao cortisol trong máu. Cortisol là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại stress được sản sinh bởi tuyến thượng thận.

Tình trạng có quá nhiều Cortisol trong có thể xuất phát từ việc dùng các loại thuốc kê đơn được chỉ định bởi bác sĩ để chữa trị các chứng bệnh khác như hen suyễn, viêm phế quản, viêm khớp và các bệnh viêm khác. Các loại thuốc này có chứa hormone glucocorticoids-steroid, một hormone có thành phần hóa học giống với corticoid. Glucocorticoids cũng được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch sau khi thực hiện ghép tạng.

Một vài loại u bướu cũng có thể sản sinh ra quá nhiều lượng cortisol. Những loại u bướu này có thể xuất hiện ở tuyến yên, tuyến thượng thận hay ở các khu vực khác.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing bao gồm:

Giới tính: phụ nữ có khả năng mắc hội chứng Cushing cao hơn nam giới; Sử dụng quá nhiều lượng corticosteroid hoặc các loại thuốc có chứa hormone nhân tạo trong thời gian dài; Có khối u bướu sản sinh hormone ở tuyến yên hoặc tuyến thượng thận; Mắc một số bệnh lý như: hội chứng nhiều nội tiết tân sinh loại 1, hội chứng NAME (Nevi, Atrial myxoma, Myxoid neurofibromata, Ephelides) hoặc bệnh Carney complex.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)?

Nếu thuốc là nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc để làm giảm lượng cortisol hay chỉ định các loại thuốc có chức năng ngặn chặn các tác động của cortisol lên cơ thể.

Đối với sự phát triển bất thường của các khối u, việc điều trị có thể bao gồm phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u, phương pháp xạ trị hoặc hóa trị.

Nếu không tìm được nguyên nhân bệnh, tuyến thượng thận có khả năng bị loại bỏ để ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều cortisol. Sau đó, bệnh nhân cần phải dùng thuốc để bù đắp cho lượng cortisol bị mất đi.

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào thời gian điều trị bệnh, lượng cortisol và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách khám sức khỏe và từ xét nghiệm máu và nước tiểu.

Nếu lượng cortisol đang ở mức cao, bác sĩ nội tiết (bác sĩ chuyên chữa trị các bệnh lý về tuyến và hormone) sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác. Những xét nghiệm này thường liên quan đến việc dùng thuốc và kiểm tra các mẫu máu và nước tiểu. Phương pháp chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) ở vùng bụng cũng sẽ được tiến hành để tìm kiếm khối u ở tuyến thượng thận (nằm ở trên quả thận) hoặc ở não để tìm kiếm khối u ở tuyến yên.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

Giảm thiểu việc sử dụng hormone; Đi khám bác sĩ đều đặn để kiểm tra tình trạng đường huyết, huyết áp, và mật độ xương; Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng bị trầm cảm hoặc uống rượu mỗi ngày; Ăn ít mỡ và calories hơn; Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị sốt, nhiễm trùng, hoặc tình trạng thâm tím trở nặng hơn hoặc bạn tăng cân quá nhiều; Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị yếu hoặc choáng váng sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Cushing, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM