Triệu chứng ho khan - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị

Ho khan là ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy. Ho khan có thể gây ra cảm giác nhột và thường do kích thích trong cổ họng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Triệu chứng ho khan - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị

1. Tìm hiểu về ho khan

Ho khan là gì?

Ho khan là ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy. Ho khan có thể gây ra cảm giác nhột và thường do kích thích trong cổ họng.

Các bác sĩ cũng phân loại ho khan là cấp tính hoặc mãn tính. Ho khan mãn tính thường kéo dài hơn 8 tuần.

2. Triệu chứng đi kèm ho khan

Những triệu chứng nào đi kèm với ho khan?

Ho khan là ho không có chất nhầy. Bạn có thể cảm thấy cổ họng ngứa, kích thích, khiến bạn ho không kiểm soát được và ho kéo dài. Để biết chính xác tình trạng của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng ho khan trở nên nghiêm trọng, không biến mất hoặc xuất hiện máu hoặc chất nhầy màu xanh lá, bạn nên đi khám bác sĩ.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu ho khan xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Thở khò khè ;
  • Cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng ;
  • Khó thở ;
  • Khó nuốt.

3. Nguyên nhân ho khan

Những nguyên nhân nào gây ho khan?

Các nguyên nhân phổ biến gây ho khan như;

Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở sưng lên và bị thu hẹp. Ho liên quan đến hen suyễn có thể có đờm hoặc không có đờm, nhưng thường là ho không đờm.

Ho là một triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, nhưng nó không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Tuy nhiên, hen phế quản dạng ho (CVA) có triệu chứng chính là ho khan.

Các triệu chứng khác của hen suyễn có thể bao gồm:

  • Thở khò khè ;
  • Khó thở ;
  • Tức ngực hoặc đau ở ngực;
  • Khó ngủ vì thở khò khè hoặc ho.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một loại trào ngược axit mãn tính, xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày có thể kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ ho.

Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ợ nóng;
  • Đau ngực ;
  • Dịch chua hoặc thức ăn trào ngược;
  • Cảm giác một cục u ở phía sau cổ họng'
  • Ho mãn tính ;
  • Viêm họng mãn tính ;
  • Khàn giọng nhẹ ;
  • Khó nuốt.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau đề cập đến chất nhầy ở mũi chảy xuống cổ họng. Khi bạn bị dị ứng cảm lạnh hoặc theo mùa, màng trong mũi phản ứng bằng cách sản xuất nhiều chất nhầy hơn bình thường. Không giống như chất nhầy bình thường (khỏe mạnh), chất nhầy này có dạng nước và dễ trôi, do đó nó dễ dàng chảy xuống phía sau cổ họng.

Chảy dịch mũi sau có thể làm kích thích các dây thần kinh ở phía sau cổ họng, gây ra ho.

Các triệu chứng khác của hội chứng chảy dịch mũi sau bao gồm:

  • Viêm họng;
  • Cảm giác một cục u ở cổ họng ;
  • Khó nuốt ;
  • Sổ mũi ;
  • Ho vào ban đêm.

Nhiễm virus

Khi bạn bị nhiễm một trong nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường, các triệu chứng ngắn thường kéo dài dưới một tuần. Tuy nhiên, không ít trường hợp, bạn bị ho kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã cải thiện.

Những cơn ho sau cảm lạnh này thường là ho khan và có thể kéo dài đến hai tháng. Chúng là kết quả khi đường thở bị kích thích sau khi nhiễm virus.

Loại ho này rất khó điều trị, thường đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Ho khan chỉ làm tăng sự khó chịu trong đường thở, vì vậy bạn hãy thử sử dụng viên ngậm và uống nước ấm để làm dịu cổ họng. Điều này có thể giúp giảm ho và giúp đường thở mau hồi phục.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ho khan bao gồm:

Các chất kích thích từ môi trường

Có nhiều chất trong không khí có thể gây kích ứng đường thở, bao gồm khói, ô nhiễm, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Các hạt hóa học, chẳng hạn như sulfur dioxide hoặc nitric oxide, cũng có thể gây ho. Ngay cả không khí sạch mà quá khô hoặc quá lạnh cũng có thể gây ho khan cho một số người.

Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh bị ho khan nhé.

Chất gây ức chế ACE

Thuốc ức chế men chuyển, như enalapril (Vasotec) và lisinopril (Prinivil, Zestril), là các loại thuốc theo toa điều trị nhiều tình trạng, bao gồm cả huyết áp cao.

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ức chế men chuyển là ho khan mãn tính. 

Ho gà

Ho gà là một tình trạng rất dễ lây lan và gây ho khan nghiêm trọng. Bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó nó gây ra những cơn ho không kiểm soát được.

Ngày nay, ho gà phổ biến hơn ở trẻ em quá nhỏ tiêm chủng hoặc ở thanh thiếu niên và người lớn có khả năng miễn dịch đã giảm.

Xẹp phổi

Xẹp phổi có thể tự xảy ra hoặc do chấn thương ngực. Bệnh phổ biến hơn ở những người có một vấn đề về phổi tiềm ẩn. Bên cạnh ho khan, xẹp phổi cũng có thể gây đau ngực đột ngột và khó thở.

Ung thư phổi

Mặc dù rất hiếm, nhưng đôi khi ho khan liên tục có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Một cơn ho liên quan đến ung thư phổi thường không biến mất và có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ như cơn ho có thể trở nên đau hơn hoặc có âm thanh khác. Các triệu chứng ung thư phổi khác bao gồm:

Ho ra máu, dù chỉ một lượng nhỏ Khó thở Đau ngực Thở khò khè Khàn tiếng Giảm cân không chủ ý

Suy tim

Suy tim xảy ra khi cơ tim không bơm máu như bình thường. Bệnh phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh như bệnh động mạch vành và huyết áp cao, có thể làm giảm khả năng tim bơm máu. Ho khan dai dẳng là một triệu chứng của suy tim. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ho tạo ra chất nhầy có màu trắng hoặc hồng.

Các triệu chứng khác của suy tim bao gồm:

  • Khó thở có thể đột ngột hoặc nghiêm trọng ;
  • Mệt mỏi và yếu đuối;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân;
  • Chán ăn hoặc buồn nôn;
  • Sưng bụng ;
  • Cơ thể giữ nước ;
  • Khó tập trung.

4. Chẩn đoán và điều trị ho khan

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ho khan?

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan, bác sĩ thường sẽ bắt đầu hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất.

Một bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán, bao gồm:

Xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hoặc CT cho phép các bác sĩ kiểm tra các vấn đề ở ngực. Đo phế dung. Bạn sẽ thở vào một thiết bị nhựa để kiểm tra chức năng phổi. Các bác sĩ sử dụng phép đo phế dung để giúp chẩn đoán các tình trạng như hen suyễn. Nội soi. 

Những phương pháp nào giúp điều trị ho khan?

Điều trị nguyên nhân cơ bản thường là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất ho khan. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác để cải thiện các triệu chứng ho như:

Dùng kẹo ngậm ho. Viên ngậm trị ho chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp, có thể làm giảm kích ứng và giảm ho. Dùng thuốc giảm ho. Thuốc giảm ho không kê đơn, thường chứa dextromethorphan, có thể làm giảm phản xạ ho của một người. Kê đầu cao khi nằm. Nâng đầu cao khi ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tắm nước nóng. Nước ấm và hơi nước từ vòi hoa sen có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng.

5. Phòng ngừa ho khan

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ho khan?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa ho khan, nhưng một số mẹo sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa như:

  • Tránh khói thuốc lá;
  • Uống nhiều nước;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí ;
  • Tạo môi trường phòng ngủ lành mạnh để hạn chế các chất kích thích gây ho khan.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ho khan, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM