Thuốc Glipizide - Điều trị tiểu đường
Thuốc Glipizide có tác dụng gì? Liều dùng được chỉ định như thế nào? Cần phẩi chú ý những điều gì khi sử dụng thuốc? Cùng eLib.VN tìm hiểu kĩ hơn về thuốc Glipizide qua bài viết này nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu
Tác dụng của thuốc glipizide là gì?
Bạn có thể sử dụng thuốc glipizide kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thích hợp để kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Glipizide cũng có thể được sử dụng với thuốc trị tiểu đường khác. Việc kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, mất chi và các rối loạn chức năng tình dục. Kiểm soát thích hợp bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Glipizide thuộc nhóm thuốc sulfonylurea. Glipizide làm giảm đường huyết bằng cách kích thích phóng thích insulin tự nhiên trong cơ thể bạn.
2. Cách dùng và bảo quản thuốc glipizide
Bạn nên dùng thuốc glipizide như thế nào?
Bạn nên dùng thuốc này bằng cách uống 30 phút trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn đầu tiên trong ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 1 lần/ngày. Một số bệnh nhân, đặc biệt là những người dùng liều cao, có thể được hướng dẫn uống thuốc này 2 lần/ngày. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị.
Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc này với liều thấp và tăng liều dần dần. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc trị tiểu đường khác (như chlorpropamide), hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận về việc ngưng các loại thuốc cũ và bắt đầu với glipizide.
Colesevelam có thể làm giảm sự hấp thu của glipizide. Nếu bạn đang dùng colesevelam, dùng glipizide ít nhất 4 giờ trước khi dùng colesevelam.
Bạn cần nhớ sử dụng thuốc thường xuyên để đạt được lợi ích tốt nhất. Để tránh quên liều dùng, bạn sử dụng thuốc vào cùng thời điểm hàng ngày. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu xấu đi (mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp).
Bạn nên bảo quản thuốc glipizide như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
3. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc glipizide cho người lớn như thế nào?
Liều khởi đầu khuyến cáo bạn dùng là 5mg, dùng trước khi ăn sáng. Bệnh nhân cao tuổi hoặc những người có bệnh gan có thể bắt đầu ở liều 2,5mg.
Liều dùng thuốc glipizide cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Thuốc glipizide có những dạng và hàm lượng nào?
Glipizide có dạng và hàm lượng là: viên nén, dùng uống: 5mg, 10mg.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc glipizide?
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn cóbất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Ngưng dùng thuốc glipizide và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp một tác dụng phụ nghiêm trọng như:
Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng), cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, nhịp tim nhanh Buồn nôn, đau vùng bụng phía trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt) Da xanh xao, sốt, lẫn lộn Đau nhói ở đầu, buồn nôn và nôn mửa, tim đập nhanh hay đập thình thịch, đổ mồ hôi hay khát nước, cảm giác muốn ngất xỉu
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
Buồn nôn nhẹ Tiêu chảy, táo bón Chóng mặt, buồn ngủ Phát ban da, mẩn đỏ, ngứa
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc glipizide bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng glipizide, bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ nếu:
Bạn bị dị ứng với glipizide, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong glipizide. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần. Bạn đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược. Bạn cần chắc chắn để đề cập đến các thuốc sau: thuốc chống đông máu như warfarin; aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen; thuốc chẹn beta như atenolol, labetalol, metoprolol, nadolol, propranolol; thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine, diltiazem, felodipine, isradipine, nicardipine, nifedipine, nimodipine, nisoldipine, và verapamil; chloramphenicol; cimetidine; thuốc lợi tiểu; fluconazole; liệu pháp thay thế hormone và tránh thai nội tiết (thuốc ngừa thai, miếng dán, đặt vòng, cấy ghép và tiêm); insulin hoặc các thuốc khác để điều trị đường huyết cao hoặc tiểu đường; isoniazid (INH); các chất ức chế MAO như isocarboxazid, phenelzine, selegilin và tranylcypromin; thuốc trị bệnh hen và cảm lạnh; thuốc cho bệnh tâm thần và buồn nôn; miconazole; niacin; steroid đường uống như dexamethasone, methylprednisolon, prednisone; phenytoin; probenecid; thuốc giảm đau salicylate như cholinemagne trisalicylate, salicylatecholine, diflunisal, magne salicylat, salsalate; kháng sinh nhóm sulfa nhưco-trimoxazole; sulfasalazine; các thuốc tuyến giáp. Ngoài ra, bạn hãy chắc chắn báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn ngừng dùng những thuốc này khi dùng glipizide. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận các tác dụng phụ. Báo với bác sĩ biết nếu bạn có hay đã từng bị thiếu hụt G6PD (một bệnh di truyền gây ra tình trạng hủy diệt sớm hồng cầu hoặc thiếu máu tán huyết); nếu bạn có rối loạn hormone liên quan đến tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp; hoặc nếu bạn có bệnh tim, thận hoặc bệnh gan. Nếu bạn đang uống các thuốc phóng thích kéo dài, cho bác sĩ biết nếu bạn mắc hội chứng ruột ngắn (một tình trạng mà một phần của ruột đã được loại bỏ bằng phẫu thuật, hư hỏng do bệnh tật hoặc bạn sinh ra mà không có một phần của ruột); bạn bị hẹp hoặc tắc nghẽn ruột; hoặc nếu bạn bị tiêu chảy liên tục. Báo với bác sĩ biết nếubạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng glipizide. Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng an toàn các loại đồ uống có cồn trong khi bạn đang dùng glipizide. Rượu có thể làm cho các tác dụng phụ của glipizide tồi tệ hơn. Dùng rượu trong khi dùng glipizide hiếm khi gây ra các triệu chứng như đỏ bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau ngực, suy nhược, nhìn mờ, rối loạn tâm thần, đổ mồ hôi, nghẹt thở, khó thở, lo lắng. Tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài thời gian ở ngoài ánh nắng và mặc quần áo bảo hộ, kính mát, kem chống nắng. Glipizide có thể làm cho làn da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Hãy hỏi bác sĩ của bạn biết phải làm gì nếu bạn bị bệnh, có một nhiễm trùng hoặc sốt, căng thẳng bất thường, hoặc bị thương. Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến đường huyết và lượng glipizide bạn có thể dùng.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
6. Tương tác thuốc
Thuốc glipizide có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồn thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạncó thể có nhiều khả năng mắc tình trạng hạ đường huyết (đường huyết thấp) nếu bạn dùng glipizide với các thuốc khác có khả năng làm giảm đường huyết, chẳng hạn như:
Exenatide Probenecid Aspirin hay các thuốc salicylat khác Thuốc chống đông máu (warfarin) Thuốc nhóm sulfa (Bactrim®, SMZ-TMP và những thuốc khác) Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) Insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường dạng thuốc uống khác
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc glipizide không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá, đặc biệt là: Ethanol (rượu)
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc glipizide?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Ngộ độc rượu Tuyến thượng thận hoặc tuyến thượng yên hoạt động kém Tình trạng suy dinh dưỡng Tình trạng suy giảm thể chất Bất kỳ tình trạng nào khác gây giảm đường huyết – bệnh nhân có thể có nhiều khả năng bị hạ đường huyết khi dùng glipizide Nhiễm toan ceton máu Tiểu đường tuýp 1 – không sử dụng thuốc những bệnh nhân mắc bệnh này Sốt Nhiễm trùng Phẫu thuật Chấn thương – những tình trạng này có thể gây ra vấn đề tạm thời về kiểm soát đường huyết. Bác sĩ có thể điều trị cho bạn tạm thời với insulin Thiếu hụt men glucose6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (một vấn đề enzyme) – thuốc có thể gây thiếu máu tan huyết (rối loạn máu) ở những bệnh nhân với tình trạng này Bệnh tim hoặc mạch máu – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn Bệnh thận Bệnh gan – tình trạng huyết áp cao có thể xảy ra, gây vấn đề nghiêm trọng Tắc nghẽn đường tiêu hóa (như thực quản, dạ dày, ruột), nặng – sử dụng một cách thận trọng. Viên nén phóng thích kéo dài có thể gây ra tắc nghẽn ở bệnh nhân
7. Trường hợp quá liều/khẩn cấp
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng quá liều gồm:
- Co giật
- Mất ý thức
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Glipizide. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị y khoa tại nhà.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Gliclazide - Kiểm soát lượng đường huyết cao
- doc Thuốc Glucosamine - Thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn
- doc Thuốc GlucoBurst® - Điều trị đường huyết thấp
- doc Thuốc Glucobay® - Điều trị đái tháo đường tuýp 2
- doc Sữa Glucerna® - Cải thiện kiểm soát đường huyết
- doc Thuốc Glotizin - Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm
- doc Thuốc Glothistle® - Điều trị viêm gan mạn tính
- doc Thuốc Glotadol® - Hạ sốt, giảm đau
- doc Thuốc Globulin miễn dịch kháng dại - Ngăn ngừa nhiễm trùng do virus dại
- doc Thuốc Globulin miễn dịch chống uốn ván - Ngăn ngừa bệnh uốn ván
- doc Thuốc Gliquidone - Điều trị tiểu đường
- doc Thuốc Glimepiride - Điều trị đái tháo đường tuýp 2
- doc Thuốc Glibornuride - Điều trị bệnh tiểu đường loại 2
- doc Thuốc Glibenclamide + metformin - Điều trị bệnh tiểu đường loại 2
- doc Thuốc Glibenclamide - Điều trị tiểu đường tuýp 2
- doc Thuốc Gliatilin - Điều trị đột quỵ, chấn thương sọ não
- doc Thảo dược glucosamin - Điều trị viêm xương khớp, đau khớp
- doc Thuốc Glucose - Cung cấp đường cho cơ thể
- doc Thuốc Glutamine® Plus Orange - Điều trị hội chứng ruột ngắn
- doc Thuốc Glutethimid® - Điều trị mất ngủ ngắn hạn
- doc Thuốc Glutex - Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết
- doc Thuốc Glyburide - Kiểm soát lượng đường trong máu
- doc Thuốc Glycerol - Thuốc nhuận trường, giảm cân, bù nước
- doc Thuốc Glyceryl trinitrate - Giảm các cơn đau tức ngực
- doc Thuốc Glycomacropeptide - Điều trị bệnh tim
- doc Thuốc Glyprin® - Điều trị cho bệnh thiếu máu tạm thời