Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun. Giun chỉ có thể để lại hậu quả lâu dài. Bạn có thể bị đau hoặc sưng chân tay trong một thời gian dài và mất khả năng tình dục. Vậy làm thế nào để chuẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh giun chỉ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh giun chỉ là gì?

Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun. Những con giun như sợi chỉ sống trong hệ bạch huyết của con người, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng.

Giun chỉ có thể để lại hậu quả lâu dài. Bạn có thể bị đau hoặc sưng chân tay trong một thời gian dài và mất nhu cầu tình dục.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giun chỉ là gì?

Giun chỉ hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu tiên. Nhiễm giun chỉ thường ảnh hưởng đến chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như cánh tay, ngực và cơ quan sinh dục. Có thể phải mất nhiều năm người bệnh mới có thể phát hiện các triệu chứng.

Các phần cơ thể bị nhiễm sẽ sưng lên và dần dần mất chức năng do nhiễm trùng hệ thống bạch huyết (phù bạch huyết); Bạn có khả năng bị nhiễm trùng vi khuẩn trên da và trong hệ thống bạch huyết (giun chỉ bạch huyết). Làn da của bạn sẽ trở nên thô ráp và dày lên (còn gọi là chân voi); Ở nam giới, nhiễm giun có thể gây phù bìu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Do các triệu chứng rất khó phát hiện cho đến khi giun trưởng thành chết và hệ thống bạch huyết bị hư hỏng, bạn cần phải nhận ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đã nêu trên và nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh giun chỉ?

Bệnh giun chỉ được gây ra bởi giun cực nhỏ và có thể được lây truyền từ người sang người thông qua muỗi đốt. Những con giun cực nhỏ sẽ xâm nhập và gây nhiễm trùng muỗi. Khi muỗi cắn, chúng sẽ chuyển giun cho người. Những con giun sẽ đi xuyên qua da, đến các mạch bạch huyết và gây nhiễm trùng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh giun chỉ?

Giun chỉ là tình trạng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Tây Thái Bình Dương và châu Á. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun chỉ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh giun chỉ, chẳng hạn như:

Muỗi đốt nhiều lần; Bạn đang sống trong các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, nơi tình trạng này thường xảy ra.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giun chỉ?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc kiểm tra bằng kính hiển vi. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện vào buổi tối ở hầu hết các nước vì giun chỉ chỉ hoạt động trong máu vào ban đêm. Xét nghiệm máu này sẽ giúp phát hiện sự hiện diện của giun.

Thay vì kiểm tra bằng kính hiển vi, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật huyết thanh để xác định phù bạch huyết. Do phù bạch huyết có thể phát triển trong nhiều năm sau khi nhiễm bệnh, các kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi thường âm tính đối với tình trạng này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giun chỉ?

Bác sĩ có thể kê một loại thuốc điều trị giun chỉ, diethylcarbamazine (DEC) để diệt giun trong máu. Mặc dù thuốc không thể giết chết tất cả các giun nhưng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm thêm và lây truyền cho người khác.

Bác sĩ cũng có thể cho bạn một số lời khuyên để phòng ngừa tình trạng trở nên nặng hơn như:

Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị sưng bằng xà phòng hàng ngày; Xoa kem chống vi khuẩn lên vết thương để ngăn chặn nhiễm khuẩn; Giơ cao hoặc luyện tập các khu vực bị sưng để giúp cải thiện lưu lượng máu.

6. Chế độ sinh hoạt hiệu quả

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giun chỉ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh giun chỉ nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tránh muỗi chích là cách hiệu quả nhất để tránh bệnh giun chỉ. Bạn nên nằm máy lạnh hoặc ngủ mùng để tránh muỗi; Tránh đi du lịch đến các khu vực thường xảy ra bệnh giun chỉ. Bạn cũng nên mặc quần áo dài nếu sống gần các khu vực có muỗi hoặc khi du lịch đến nơi có bệnh giun chỉ; Dùng bình xịt diệt côn trùng hoặc bôi thuốc chống muỗi trong khoảng thời gian từ lúc chiều tà đến khi trời sáng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giun chỉ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM