Luận văn ThS: Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2016

Luận văn Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2016 nêu khái quát địa bàn nghiên cứu là huyện Quốc Oai và giáo dục phổ thông của huyện trước năm 1996; làm rõ chủ trương đường lối phát triển giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội về xây dựng, phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng; quá trình vận dụng, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, của ngành giáo dục huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2016; nêu những thành tựu, hạn chế của giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai và rút ra một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn hiện nay.

Luận văn ThS: Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2016

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2016 với ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Trên cơ sở đó, đề tài nêu một số thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm cho công tác giáo dục phổ thông ở huyện Quốc Oai trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2016 ở cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2016.
  • Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc bắt đầu năm 1996 là năm đánh dấu đất nước thực hiện chủ trương Đại hội VIII của Đảng về chiến lược giáo dục - đào tạo thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giáo dục huyện Quốc Oai thực hiện chủ trương của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ XVIII. Luận văn chọn mốc kết thúc năm 2016, là năm huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII.
  • Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung sau: số lượng học sinh, số lượng giáo viên, số lượng trường, lớp, chất lượng đào tạo, chương trình học, sách giáo khoa ở cả ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn cũng nêu thêm một số hoạt động các trường tiêu biểu của huyện, vấn đề xã hội hóa giáo dục… của huyện

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài dựa trên những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo, đặc biệt là chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh quốc tế và đất nước hiện nay. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu để thể hiện nội dung, kết hợp với một số phương pháp khác như; phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

2. Nội dung

2.1 Khái quát

Khái quát về huyện Quốc Oai

  • Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
  • Huyện Quốc Oai qua các thời kì lịch sử
  • Kinh tế, văn hóa - xã hội
  • Thực trạng giáo dục phổ thông của huyện

Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai giai đoạn (1996 - 2016)

  • Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục
  • Tình hình phát triển giáo dục phổ thông của huyện

2.2 Giai đoạn hòa nhập (2008 - 2016)

Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục phổ thông

  • Chủ trương của Đảng, Nhà nước
  • Chủ trương của thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai

Giáo dục phổ thông huyện (2008 – 2016)

  • Tiểu học
  • Trung học cơ sở
  • Trung học phổ thông
  • Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
  • Cơ sở vật chất, thiết bị dạy, học
  • Công tác xã hội hóa giáo dục

2.3 Một số nhận xét

Thành tựu 

Hạn chế

Đặc điểm 

Một số kinh nghiệm

3. Kết luận

Giáo dục - đào tạo luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc lấy giáo dục - đào tạo là chìa khóa, là động lực cho sự phát triển đất nước là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Coi trọng phát triển giáo dục phổ thông, một bộ phận cơ bản, trọng yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục-đào tạo, có vai trò hết sức quan trọng “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài”, tạo ra những thuận lợi tiếp tục thực hiện thành công “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2020” góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.

4. Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Việt Nam, Nghị quyết số 29- NQ/TW, (ngày 04/11/2013), về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Ban Thường vụ Quốc hội (28-12-2000), Pháp lệnh Thủ đô 29/2000/PLUBTVQH.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Các kì Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1947-2005), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Tây, tháng 8/2005

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quốc Oai, Lịch sử Đảng bộ huyện Quốc Oai, tập III (1945-1975), Hà Nội, 2007...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM