Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Giãn tĩnh mạch thực quản là một tình trạng thường phát triển ở những bệnh nhân xơ gan nặng. Tình trạng này có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu như các tĩnh mạch bị vỡ ra và gây chảy máu trong (xuất huyết). Do đó, người mắc bệnh gan cần hết sức chú ý để phòng ngừa tổn thương gan thêm, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch và kiểm soát chảy máu nếu có. Cùng eLib tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Giãn tĩnh mạch thực quản là gì?
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường xảy ra ở những người có bệnh gan nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu bình thường đến gan bị chặn bởi một cục máu đông hoặc sẹo trong gan. Để vượt qua tắc nghẽn, máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn vốn không có nhiệm vụ vận chuyển một khối lượng máu lớn như vậy. Do đó, các mạch máu có thể bị rò rỉ hoặc thậm chí bị vỡ, gây chảy máu và đe dọa tính mạng.
Một khi bạn đã chảy máu, nguy cơ chảy máu lần sau sẽ tăng đáng kể. Nếu bị mất quá nhiều máu, bạn có thể bị sốc và có nguy cơ tử vong. Một số loại thuốc và các thủ thuật y khoa có thể giúp ngăn ngừa và cầm máu khi xảy ra biến chứng vỡ mạch gây chảy máu.
2. Dấu hiệu và triệu chứng giãn tĩnh mạch thực quản
Tình trạng này thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, trừ khi có chảy máu. Khi đó, người bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng như sau:
- Nôn và có một lượng máu đáng kể trong chất nôn;
- Phân đen như hắc ín ;
- Choáng váng;
- Mất ý thức (trong trường hợp nặng).
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh gan mạn tính cũng có thể xuất hiện như vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu hay bầm tím, báng bụng (cổ trướng).
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ bị giãn tĩnh mạch thực quản và bạn có thể làm gì để hạn chế khả năng mắc phải tình trạng đó. Bác sĩ có khi yêu cầu bạn thực hiện một xét nghiệm kiểm tra xem có bị giãn tĩnh mạch không.
Trường hợp bạn đã được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch này, hãy theo dõi các dấu hiệu chảy máu và thông báo ngay với bác sĩ khi chúng xảy ra. Khi bị nôn ra máu hay thấy có máu trong phân, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
3. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản
Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng này là xơ gan. Xơ gan làm ngăn cản dòng chảy của máu trong tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch chính dẫn máu từ dạ dày và ruột về gan. Điều này tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch khác gần đó và gây tăng áp tĩnh mạch cửa. Kết quả là máu cần phải tìm kiếm các con đường khác thông qua các tĩnh mạch nhỏ hơn, chẳng hạn như những tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản. Những tĩnh mạch này có vách mỏng nên khi chịu áp lực cao sẽ phình ra, đôi khi vỡ ra và gây chảy máu (xuất huyết).
Giãn tĩnh mạch thực quản phát sinh do xơ gan có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bạn.
Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này bao gồm:
Xơ gan nặng. Một số bệnh gan bao gồm viêm gan, bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan ứ mật. Cục máu đông (huyết khối). Một cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch lách) có thể gây giãn tĩnh mạch thực quản. Nhiễm ký sinh trùng. Sán máng là một bệnh nhiễm ký sinh trùng được tìm thấy ở một số vùng tại châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Trung Đông và Đông Nam Á. Ký sinh trùng có thể gây tổn thương gan, phổi, ruột và bàng quang.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch thực quản
Người mắc bệnh gan tiến triển có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch thực quản nhưng hầu hết sẽ không bị chảy máu. Khả năng chảy máu sẽ tăng lên nếu như:
- Áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao;
- Tĩnh mạch bị giãn nặng;
- Nội soi thực quản thấy có các vệt/ đường hay đốm màu đỏ;
- Xơ gan nặng hoặc suy gan ;
- Tiếp tục uống rượu nhiều.
Nếu bạn từng bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản trước đây thì khả năng cao sẽ bị chảy máu lại nữa.
4. Chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Nếu bạn bị xơ gan, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tĩnh mạch thực quản có bị giãn hay không. Lịch trình thực hiện kiểm tra bệnh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Các phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán gồm:
Nội soi. Các bác sĩ sẽ tìm kiếm các tĩnh mạch bị giãn, đo kích thước nếu tìm thấy, kiểm tra xem có các vệt đỏ và những đốm đỏ hay không vì đây là dấu hiệu chỉ ra nguy cơ chảy máu đáng kể. Bác sĩ có thể tiến hành điều trị trong khi nội soi. Chẩn đoán hình ảnh. Chụp CT ổ bụng và siêu âm Doppler tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa cũng giúp phát hiện được tình trạng này. Một kỹ thuật siêu âm giúp đo lường mức độ sẹo ở gan cũng có thể được thực hiện để đánh giá bạn có bị tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa không.
5. Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
Phương pháp điều trị hạ áp trong tĩnh mạch cửa có thể làm giảm nguy cơ chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc hạ huyết áp có tên gọi thuốc chẹn thụ thể beta để giảm áp lực trong các tĩnh mạch cửa. Những thuốc này bao gồm propranolol và nadolol. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao bị chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị thắt vòng thun. Các bác sĩ sẽ nội soi và bọc các búi thực quản bị giãn bằng thun cao su. Phương pháp này sẽ thắt mạch máu lại để ngăn chảy máu. Tuy nhiên, thắt thun tĩnh mạch thực quản có một tỷ lệ nhỏ biến chứng như gây ra sẹo thực quản.
Nếu thực quản bị chảy máu thì phải ngăn chảy máu càng sớm càng tốt. Tình trạng đó phải được kiểm soát một cách nhanh chóng để ngăn sốc và tử vong bằng các phương pháp sau:
Sử dụng vòng thun để thắt tĩnh mạch chảy máu. Sử dụng thuốc để làm chậm lưu lượng máu vào tĩnh mạch cửa. Thuốc octreotide thường được sử dụng cùng với nội soi để làm chậm dòng chảy của máu từ cơ quan nội tạng về tĩnh mạch cửa. Thuốc thường được sử dụng liên tục trong 5 ngày sau khi chảy máu. Chuyển lưu lượng máu từ tĩnh mạch cửa. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS) khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc có thể xem đây là một biện pháp tạm thời nếu bạn đang chờ được ghép gan. Bồi hoàn thể tích máu. Bạn có thể được truyền máu và các yếu tố đông máu để cầm máu. Ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có nguy cơ nhiễm trùng khi chảy máu nên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ghép gan. Ghép gan là lựa chọn khi bệnh gan nặng hoặc bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản tái phát. Ghép gan thường có khả năng thành công cao nhưng việc nhận được gan hiến phù hợp thường không dễ dàng.
Biến chứng của giãn tĩnh mạch thực quản
Biến chứng nghiêm trọng nhất trong bệnh lý này là bị chảy máu tĩnh mạch ở thực quản. Nếu bị mất quá nhiều máu, người bệnh có khả năng bị sốc và dẫn đến tử vong.
6. Phòng ngừa giãn tĩnh mạch thực quản
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp phòng ngừa hiệu quả sự phát triển của giãn tĩnh mạch thực quản ở những bệnh nhân xơ gan. Mặc dù sử dụng thuốc chẹn beta có hiệu quả trong ngăn ngừa chảy máu nhưng không ngăn tình trạng giãn tĩnh mạch này hình thành.
Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, bạn hỏi bác sĩ các biện pháp giúp phòng tránh gặp phải biến chứng có thể xảy ra. Để giữ cho gan khỏe mạnh, bạn nên:
- Ngừng uống rượu để tránh tạo thêm gánh nặng cho gan;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều ngũ cốc, trái cây và rau củ, giảm lượng chất béo và thực phẩm chiên rán;
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh vì lượng mỡ dư thừa có thể gây hư hỏng gan nhanh hơn ;
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất trong chất tẩy rửa ;
- Giảm thiểu nguy cơ bị viêm gan do virus.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch thực quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh, đồng thời có chế độ sinh hoạt phù hợp để kiểm soát tốt căn bệnh này!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mạch máu ngoại vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van động mạch chủ hai mảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ vữa động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóc tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp hình động mạch cảnh - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh dị dạng động mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị tật động tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch cảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp eo động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thuyên tắc do cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vành cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực không ổn định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch Takayasu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nong mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch chủ bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò động tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị