Thuốc Fenoprofen - Giảm đau sưng, cứng khớp
Tìm hiểu về Fenoprofende bao gồm: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo,..... Để hiểu rõ hơn về thuốc mời các bạn cùng eLib tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của fenoprofen là gì?
Fenoprofen được sử dụng để làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Nó cũng làm giảm đau, sưng, cứng khớp và viêm khớp. Thuốc này được biết đến như một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
Nếu bạn đang điều trị một căn bệnh mãn tính như viêm khớp, hãy hỏi bác sĩ của bạn về phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác để điều trị cơn đau của bạn.
Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị cơn đau do bệnh gút.
Bạn nên uống fenoprofen như thế nào?
Dùng thuốc này bằng đường uống với một ly nước đầy (240 ml), trừ khi bác sĩ của bạn có chỉ dẫn khác. Đừng nằm xuống trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc này. Nếu bạn bị khó chịu ở dạ dày trong khi dùng thuốc này, hãy uống thuốc với thực phẩm, sữa, hoặc thuốc kháng axit.
Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Đừng uống nhiều hơn 3.200 mg trong vòng 24 giờ. Để giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ (ví dụ, chảy máu dạ dày), sử dụng thuốc này ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Không tăng liều hoặc uống nó thường xuyên hơn so với quy định. Đối với các bệnh mạn tính như viêm khớp, tiếp tục dùng nó theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Trong điều kiện nhất định (ví dụ viêm khớp), có thể mất đến 2-3 tuần để thuốc phát huy tác dụng.
Nếu bạn đang uống thuốc này chỉ khi cần thiết (không phải trên một lịch trình thường xuyên), hãy nhớ rằng thuốc giảm đau tác dụng tốt nhất nếu chúng được sử dụng như là dấu hiệu đầu tiên khi cơn đau xảy ra. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi cơn đau đã trở nên nghiêm trọng, thuốc sẽ không tác dụng hiệu quả.
Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn kéo dài hoặc xấu đi.
Bạn nên bảo quản fenoprofen như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng fenoprofen cho người lớn là gì?
Liều thông thường cho người lớn viêm xương khớp
300-600 mg uống 3-4 lần một ngày.
Liều thông thường cho người lớn viêm khớp dạng thấp
300-600 mg uống 3-4 lần một ngày.
Liều thông thường dành cho đauở người lớn
200 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết.
Liều thông thường cho người lớn gút cấp tính
800 mg uống một lần. Sử dụng tiếp 400-800 mg uống mỗi 6-8 giờ cho đến khi các cơn gút cấp tính đã được giải quyết, thường là 2-3 ngày.
Liều dùng fenoprofen cho trẻ em là gì?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Thuốc fenoprofen có những hàm lượng nào?
Fenoprofen có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang, thuốc uống: 400mg. Viên nén, thuốc uống: 600mg.
3. Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng fenoprofen?
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, hay mệt mỏi.
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngưng dùng Fenoprofen và gọi cấp cứu hoặc bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:
Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, các vấn đề với tầm nhìn hoặc cân bằng; Phân màu đen, có máu, hoặc hắc, ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê; Nhầm lẫn, run run; Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc bí tiểu; Đau, rát, hoặc chảy máu khi đi tiểu; Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt); Sốt, đau họng và đau đầu kèm da rộp nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ; Bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.
Tác dụng phụ kém nghiêm trọng có thể bao gồm:
Đau dạ dày, ợ nóng nhẹ hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón; đầy hơi; Chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng; Ngứa da hoặc phát ban; Khô miệng; Tăng tiết mồ hôi, chảy nước mũi; Mờ mắt; Ù tai.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng fenoprofen bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng fenoprofen, bạn nên:
Nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với Fenoprofen, aspirin hoặc các NSAID khác như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve, Naprosyn), bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần khác trong viên nang Fenoprofen. Hỏi dược sĩ của bạn một danh sách các thành phần khác. Nói với bác sĩ và dược sĩ những thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các chất dinh dưỡng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc sắp dùng. Đặc biệt là các thuốc sau đây: thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE như benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril ( Prinivil, Zestril), moexipril (Univasc), perindopril (Aceon), quinapril (Accupril), ramipril (Altace), và trandolapril (Mavik); thuốc lợi tiểu; lithium (ESKALITH, Lithobid); thuốc uống cho bệnh tiểu đường; methotrexate (Rheumatrex); phenobarbital; phenytoin (Dilantin); và kháng sinh sulfamide như sulfisoxazole (Gantrisin) và sulfamethoxazole (Bactrim, Septra). Bác sĩ của bạn có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận cho các tác dụng phụ. Nói với bác sĩ của bạn nếu bạn bị hen suyễn, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên nghẹt hoặc chảy nước mũi hoặc polyp mũi (sưng niêm mạc mũi); sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; ù tai; thiếu máu (tế bào máu không mang đủ oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể); hoặc gan hoặc bệnh thận. Nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là nếu bạn đang ở trong những tháng cuối của thai kỳ, bạn dự định có thai, hoặc bạn đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng fenoprofen, gọi bác sĩ của bạn. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ là bạn đang dùng Fenoprofen. Bạn nên biết rằng thuốc này có thể làm cho bạn buồn ngủ. Đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được thuốc này ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Nhớ rằng rượu có thể làm cơn buồn ngủ do loại thuốc này gây ra trở nên trầm trọng hơn. Không uống rượu khi dùng thuốc này.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với 30 tuần đầu và nhóm thuốc D đối với 30 tuần cuối thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Fenoprofen có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm như citalopram (Celexa), duloxetine (Cymbalta), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac, Sarafem, Symbyax), fluvoxamine (Luvox), paroxetin (Paxil), sertraline (Zoloft), hay venlafaxine (Effexor). Dùng bất cứ loại thuốc này với Fenoprofen có thể khiến bạn bị bầm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng.
Trước khi dùng fenoprofen, báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng:
Cyclosporine (Gengraf, Neoral, SANDIMUNE); Lithium (ESKALITH, Lithobid); Thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix); Aspirin hoặc salicylat như Pills Doan, Dolobid, và những thuốc khác cùng nhóm; Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin); Steroid (prednisone và những thuốc khác cùng nhóm); Thuốc chống động kinh như phenobarbital (Luminal, Solfoton) hoặc phenytoin (Dilantin); Thuốc kháng sinh sulfamide như Bactrim hay Septra; Thuốc tiểu đường như glipizide (Glucotrol), glimepiride (Amaryl, Duetact, Avandaryl), và những thuốc khác cùng nhóm; Aspirin hoặc các NSAID khác (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen (Motrin, Advil), diclofenac (Cataflam, Voltaren), Etodolac (Lodine), indomethacin (Indocin), nabumetone (RELAFEN), naproxen (Aleve, Naprosyn) , meloxicam (Mobic), piroxicam (Feldene), và những thuốc khác.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới fenoprofen?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến fenoprofen?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Thiếu máu; Hen suyễn; Vấn đề chảy máu ; Huyết khối; Phù (giữ nước hay cơ thể sưng); Nhồi máu cơ tim, tiền sử; Bệnh tim (ví dụ, suy tim sung huyết); Cao huyết áp; Bệnh thận, tiền sử bệnh thận; Bệnh gan (ví dụ, viêm gan); Dạ dày hoặc ruột loét hoặc chảy máu; Tai biến, tiền sử tai biến – Sử dụng một cách thận trọng. Thuốc này có thể làm cho những tình trạng tồi tệ hơn; Nhạy cảm với aspirin, tiền sử; Bệnh thận, nghiêm trọng, thuốc này không nên được sử dụng nếu bạn có tình trạng này; Phẫu thuật tim (ví dụ, phẫu thuật ghép động mạch vành [CABG]) – Đây thuốc không nên được sử dụng để làm giảm đau ngay trước hoặc sau khi phẫu thuật.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng quá liều có thể gồm:
Ợ nóng; Buồn nôn; Nôn; Đau dạ dày; Chóng mặt; Đứng không vững hoặc khó cân bằng; Đau đầu; Ù tai; Run một phần của cơ thể mà bạn không thể kiểm soát; Buồn ngủ; Nhầm lẫn.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Fexofenadine - Giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi
- doc Thuốc Feburic® - Giảm lượng axit uric trong cơ thể
- doc Thuốc Febuxostat - Giảm lượng axit uric ở những người bị bệnh gút
- doc Thuốc Feldene® - Giảm đau khớp, sưng và cứng khớp
- doc Thuốc Femara® - Điều trị một số loại ung thư vú
- doc Thuốc Femoston® - Điều trị chứng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ
- doc Thuốc Fenbrat 300mg - Giúp giảm axit trong máu
- doc Thuốc Fenistil Gel® - Trị ngứa da do côn trùng cắn
- doc Thuốc FENISTIL® - Trị ngứa do viêm da
- doc Thuốc Fenofibrat - Điều trị tăng cholesterol máu và tăng triglyceride máu
- doc Thuốc Fenofibrate - Điều trị rối loạn lipid máu
- doc Thuốc Fenoldopam - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Fentanyl - Tác dụng giảm những cơn đau
- doc Thuốc Ferlin® - Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- doc Thuốc Ferrovit - Bổ sung sắt cho phụ nữ
- doc Thuốc Ferumoxytol - Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- doc Thuốc Fesoterodine - Điều trị bệnh bàng quang
- doc Thuốc Fexikon - Điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Fexofenadem® - Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Fexofenadin - Điều trị viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Fexostad® - Điều trị viêm mũi dị ứng