Mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư

Đơn xin việc Kiến trúc sư là một loại đơn xin việc dành riêng cho ngành kiến trúc nói chung và với vị trí Kiến trúc sư nói riêng. Cũng giống như bất kỳ đơn xin việc nào khác, đơn việc Kiến trúc sư cũng là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có và đính kèm trong tập hồ sơ xin việc. Dưới đây là các mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư thông dụng nhất mà eLib muốn chia sẻ đến bạn, mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư

Ngày nay việc dùng mẫu viết đơn xin việc để đi ứng tuyển vào vị trí mình mong muốn khá là phổ biến. Đơn xin việc giống như một chiếc vé thông hành đồng hành cùng mỗi ứng viên trên những bước đầu của chặng đường sự nghiệp của mình. Đơn xin việc cần thiết không chỉ với mỗi riêng ngành nghề nào mà bất kì công việc, lĩnh vực nào cũng cần một kiểu đơn xin việc riêng chuyên biệt. Với ngành kiến trúc cũng vậy, đơn xin việc Kiến trúc sư cũng có một chức năng và đặc điểm khác biệt.

1. Đơn xin việc Kiến trúc sư là gì?

1.1 Đơn xin việc Kiến trúc sư dùng để làm gì, ở đâu, khi nào?

Đơn xin việc Kiến trúc sư là một loại đơn xin việc dành riêng cho ngành kiến trúc nói chung và với vị trí Kiến trúc sư nói riêng. Cũng giống như bất kỳ đơn xin việc nào khác, đơn việc Kiến trúc sư cũng là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có và đính kèm trong tập hồ sơ xin việc.

Cùng với các loại giấy tờ yêu cầu khác thì bộ hồ sơ này sẽ được gửi đến nhà tuyển dụng khi bạn đi ứng tuyển. Ở một số công ty trong ngành xây dựng và kiến trúc, vòng phỏng vấn chưa yêu cầu đến đơn xin việc mà sẽ yêu cầu khi ứng viên đó chính thức được tuyển chọn và bắt đầu ký hợp đồng lao động.

Đơn xin việc Kiến trúc sư không có giá trị về pháp lý, cũng không mang hình thức tự thuật kinh nghiệm hay kỹ năng làm việc, mà nó giống như một câu chào hỏi và lời đề nghị khi bắt đầu công việc mới của một nhân viên mới. Thông thường trong mỗi bộ hồ sơ mà các bạn mua ở ngoài đã sẵn một lá đơn xin việc chung, bạn có thể sử dụng ngay tờ đơn sẵn này. Tuy nhiên để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn nên tự viết cho mình một chiếc đơn xin việc Kiến trúc sư riêng biệt.

1.2 Giá trị của lá đơn xin việc Kiến trúc sư

Mặc dù đơn giản chỉ là một lá đơn thứ từ, song đơn xin việc Kiến trúc sư vẫn có những giá trị và tầm quan trọng của nó. Giá trị ấy được thể hiện ở hai khía cạnh

Giá trị đối với nhà tuyển dụng

Đối với nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc ngành kiến trúc của ứng viên sẽ là tài liệu đế nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó và đánh giá sự chuyên nghiệp của nhân viên. Đơn xin việc càng trịnh trọng nghĩa là vị thế của phía công ty và nhà tuyển dụng càng được xem trọng. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ không dựa vào đơn xin việc để đánh giá năng lực của ứng viên tuy nhiên đó là sẽ một trong những thiện cảm đầu tiên mà nhà tuyển dụng cũng mong muốn nhận được từ những ứng viên của mình

Giá trị đối với ứng viên

Đối với ứng viên, đơn xin việc chính là đại diện bộ mặt của bạn. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ có câu “Người ra sao của chiêm bao là vậy”. Đó cũng là lý do một tờ giấy A4 cũng sẽ là đại diện rõ nhất cho chính con người bạn. Với riêng Kiến trúc sư là một nghề cao quý và trọng vọng cho nên đơn xin việc Kiến trúc sư cũng phải thể hiện được điều đó. Ứng viên càng thận trong với lá đơn xin việc Kiến trúc sư, nhà tuyển dụng càng đánh giá cao bạn.

1.3 Cách viết đơn xin việc Kiến trúc sư thế nào là đúng

Một đơn xin việc kiến trúc đúng là một đơn xin việc có thể hiện được các nội dung sau:

  • Thông tin cơ bản về bản thân
  • Sự tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển
  • Tự thuật sơ khai về kinh nghiệm làm việc
  • Nguyện vọng bản thân
  • Lời hứa và lời cảm ơn

Ngoài ra một chiếc đơn xin việc Kiến trúc sư chuẩn còn là đơn xin việc thể hiện giá trị của bản thân ứng viên qua ngôn ngữ và giọng điệu viết trong đơn.

2. Các phần cơ bản của đơn xin việc kiến trúc bản word

Quốc hiệu quốc ngữ

Cũng như các loại văn bản hành chính, đơn từ, đơn xin việc ngành sản xuất - vận hành sản xuất cũng như bất kể nghề nào khác, một đơn xin việc kiến trúc bản word phải có đầy đủ các thành phần bắt buộc cơ bản, mà đầu tiên đó là quốc hiệu quốc ngữ. Quốc hiệu quốc ngữ được trình bày bằng hai dòng trên dòng đầu tiên của đơn xin việc bản word. Trong đó dòng chữ đầu tiên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM được viết in hoa tất cả và căn giữa, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” viết thường và cũng căn giữa.

Tên mẫu đơn xin việc Kiến trúc sư

Nếu như ở mẫu đơn xin việc sẵn có trong bộ hồ sơ chỉ có tên chung là ĐƠN XIN VIỆC căn chính giữa, cỡ chữ to, thì khi bạn tự soạn thảo mẫu đơn xin việc Kiến trúc sư của mình nên ghi thật rõ tên vị trí ứng tuyển. Ở đây đơn xin việc của bạn sẽ có tên đầy đủ là “ĐƠN XIN VIỆC KIẾN TRÚC SƯ”. Bạn có thể trình bày in hoa trên cùng một dòng hoặc cũng có thể tách làm 2 thành tố và trình bày dưới dạng 2 hàng theo kiểu:

“ĐƠN XIN VIỆC

NGÀNH KIẾN TRÚC - VỊ TRÍ KIẾN TRÚC SƯ”

Khi đó vị trí bạn ứng tuyển sẽ được nhấn mạnh rõ ràng hơn.

Kính gửi

Tiếp đó là phần kính gửi, các bạn nên thận trọng chú ý đoạn này để tránh làm phật ý người đọc nó. Vì có trường hợp người viết khá là chung chung chỉ đề rằng “Kính gửi Giám đốc Công ty ABC” mà quên mất rằng người tuyển dụng bạn chính là phòng nhân sự hay những người ở vị trí khác đảm nhận mà không phải giám đốc. Chính vì vậy để chắc chắn nhất bạn nên viết rằng “Kính gửi Ban Giám đốc Công ty …./ Đồng kính gửi: Phòng nhân sự Công ty ABC và các đồng chí Ban lãnh đạo Công ty.” Việc cẩn thận trong từng dòng thưa gửi cũng cho thấy bạn là một người “Kiến trúc sư” tương lai cẩn thận, biết cách giao tiếp mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ở nhân viên.

Nội dung chính

  • Giới thiệu bản thân: Mặc dù một đơn xin việc cũng cần có cả giới thiệu bản thân song bạn nên nhớ rằng trong bộ hồ sơ của bạn đã có tờ sơ yếu lí lịch đầy đủ thông tin về bản thân mình cho nên phần giới thiệu bản thân trong đơn xin việc chỉ cần tóm lược thông tin nào quan trọng nhất gồm: tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, trình độ đại học. Phần này không có điểm khác biệt của riêng đơn xin việc Kiến trúc sư.
  • Dẫn dắt vấn đề: Bắt nguồn của sự xuất hiện của đơn xin việc chính là từ JD tuyển dụng mà bạn đã đọc được ở phương tiện truyền thông nào đó. Vì vậy bạn có thể dùng câu tự sự về điều này để làm phần dẫn dắt vấn đề trong đơn xin việc của mình. Nội dung thường thấy trong các đơn xin việc thường là “Thông qua website tuyển dụng… tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí Kiến trúc sư.” Đoạn này bạn nên thành thật trong việc cung cấp nguồn thông tin tuyển dụng, điều này thực chất giúp ích cho nhà tuyển dụng có thể nắm được hiệu quả tin tuyển dụng từ các kênh truyền thông.
  • Giới thiệu khả năng làm việc: Tương tự như giới thiệu bản thân, giới thiệu khả năng làm việc trong đơn xin việc Kiến trúc sư cũng cần chắt lọc những gì tinh túy nhất, vì những thông tin về kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của bạn đã được cung cấp đầy đủ trong CV đính kèm. Trong CV, để kinh nghiệm làm việc ấn tượng và dễ trình bày thì hiện nay đã có những CV xin việc mẫu giúp bạn làm điều này một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, có một điểm bạn cần chú ý ở đơn xin việc Kiến trúc sư đó là so với các nghề khác kinh nghiệm làm việc của nghề này là một yếu tố vô cùng quan trọng. Cho nên bạn nên nói về điều này nhiều hơn là về các giải thưởng và bằng cấp của mình. Có thể trong phần này bạn có thể chèn thêm vài kỹ năng đặc biệt liên quan đến thiết kế và kiến trúc của bạn.

  • Bày tỏ nguyện vọng: Sau khi đã trình bày hết những phần nội dung cần có, bạn có thể có khoảng 1 - 2 câu để bày tỏ nguyện vọng và đề nghị làm việc của mình. Bản chất của phần này chính là thuyết phục và khẳng định vị thế bản thân của mình. Một Kiến trúc sư ngoài khả năng chuyên môn tốt cũng phải có sự tự tôn về giá trị của bản thân mình, tránh việc quá hạ mình theo kiểu khẩn cầu về công việc này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn xem trong cơ hội làm việc này nhưng cũng biết vị thế của bản thân là ở đâu.

3. Điểm khác biệt của đơn xin việc Kiến trúc sư

3.1 Trình bày theo phong cách ngành kiến trúc

Bố cục mẫu đơn xin việc ngành kiến trúc sự khác biệt so với các đơn xin việc ngành khác thể hiện ở tư duy trình bày. Tư duy trình bày của các Kiến trúc sư là những người có óc sắp xếp tốt và sự gọn gàng. Các bạn nên tránh và hạn chế tốt nhất sự rườm rà trong câu chữ và màu mè của đơn xin việc. Một đơn xin việc đơn giản chứ không sơ sài, cơ bản chứ không cẩu thả. Các bạn có thể thấy rằng các mẫu đơn xin việc ngành kiến trúc thường thấy có sự trình bày khá là quy củ và logic như tính chất công việc của nghề Kiến trúc sư vậy. Font chữ sử dụng trong đơn xin việc Kiến trúc sư file word là Arial  (phông chữ không chân) thể hiện sự trang trọng và thoáng đãng cho đơn xin việc, màu chữ cơ bản là màu chữ gần đen  (chứ không chọn màu đen 100% để đỡ đau mắt cho người đọc). Tất cả được trình bày gọn gàng từ 1 đến 1 trang rưỡi A4 theo bản dọc. Nếu nội dung của bạn quá một trang thì không nên viết tiếp ở mặt sau mà phải in sang hẳn một tờ A4 mới và đóng ghim lại.

3.2 Nội dung đặc thù riêng trong ngành kiến trúc

Kinh nghiệm làm việc

Trình độ chuyên môn cao là một điểm tối quan trọng trong nghề Kiến trúc sư cho nên trong đơn xin việc của bạn cần phải nhấn mạnh vào phần kinh nghiệm và chuyên môn của mình là 2 yếu tố then chốt quyết định trúng hay trượt trong đơn xin việc của bạn. Các mục cần cung cấp thông trong phân kinh nghiệm là: chức vụ và vị trí bạn đã từng làm, tên công ty cũ, khoảng thời gian làm việc, có thể nêu một chút kèm theo về các công việc đã từng chịu trách nhiệm ở vị trí đó, Bên cạnh đó, hãy nêu ra tính ứng dụng các kỹ năng bạn đã học trên lý thuyết vào thực tế dự án, công việc của bạn và kết quả của việc ứng dụng đó. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương cũng đừng ngại mà không bày tỏ mà hãy thành thật và cho thấy mong muốn công hiến công việc và sự xứng đáng của bạn với vị trí Kiến trúc sư này.

Các kỹ năng nghề nghiệp

Các kỹ năng cơ bản của nghề Kiến trúc sư mà bạn cần có để ứng tuyển vị trí này bao gồm: kỹ năng sử dụng phần mềm của dân kiến trúc, kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ và các kỹ năng liên quan khác cần thiết đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn đang có sẵn những kỹ năng này rồi thì sẽ liệt kê ra thật đầy đủ, còn không có thể đề nghị đề xuất về sự training đối với phía công ty. Việc trung thực này sẽ giúp công ty dễ dàng trong việc quản lý và giao việc cho các Kiến trúc sư mới. Một số kỹ năng yêu cầu bắt buộc đối với Kiến trúc sư là:

  • Sử dụng các phần mềm thiết kế kiến trúc như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe, Etabs…
  • Thành thạo tin học văn phòng các bộ Microsoft Office từ word - excel - Powerpoint có thể kèm theo nâng cao là Microsoft Outlook. Và các phần mềm trực tuyến hỗ trợ quản lý công việc văn phòng như: Gmail, Zalo, các mạng xã hội, website kỹ thuật, ..
  • Trình độ tiếng anh chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng anh cơ bản đến mức độ nâng cao tùy thuộc vào yêu cầu trong JD. Bạn có thể nêu các chứng chỉ ngoại ngữ mà bạn có được vào trong đơn xin việc
  • Các kỹ năng khác cần có như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tiếp thu và cập nhập các phát minh và xu hướng kiến trúc mới trên thế giới, khả năng teamwork, ...

4. Các lưu ý khi viết đơn xin việc ngành kiến trúc

4.1 Đơn xin việc viết tay ngành kiến trúc

Mặc dù hiện nay việc tìm các mẫu đơn việc rất dễ dàng thế nhưng bạn nên hiểu rằng một lá đơn xin việc viết tay ngành kiến trúc sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng hơn. Bởi lẽ nó thể hiện sự trân trọng của bạn đối với công việc, vị trí này, viết tay cho thấy mức độ chân thành của người gửi là cao nhất, vượt hẳn hơn so với đơn xin việc kiến trúc file word. Ngoài ra bản viết tay còn dễ dàng đánh giá được một người cẩn thận và chu toàn hơn do người xưa hay có thói quen nhận xét người khác qua nét chữ “Nét chữ nết người”. Nếu bạn sở hữu khả năng viết chữ đẹp thì nên dùng đơn xin việc viết tay thay cho đánh máy để đạt điểm tuyệt đối với cái nhìn đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng.

4.2 Đơn xin việc kiến trúc bằng tiếng Anh

hi đi ứng tuyển vị trí Kiến trúc sư sẽ có một vài công ty yêu cầu sử dụng tiếng anh nên chắc chắn bạn nên viết đơn xin việc bằng tiếng Anh. Khi viết đơn xin việc bằng tiếng anh, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố cần có như đơn xin việc bằng tiếng Việt. Lưu ý là dù bạn có trình độ tiếng anh cao siêu hay ở mức cơ bản thì nên sử dụng ngôn ngữ tiếng anh một cách đơn giản, ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu nhất. Đa phần khi đã yêu cầu viết đơn xin việc bằng tiếng anh thì trình độ tiếng anh kèm theo sẽ là TOEIC trở lên thế nên bạn cũng nên sử dụng cách viết theo trình độ tương đương để chứng minh cho các chứng chỉ mà bạn đã ghi ở phần kỹ năng. Chú ý về các từ ngữ chuyên ngành của kiến trúc đảm bảo viết chuẩn và không sai chính tả hay ngữ pháp. Có một thắc mắc mà ứng viên khi viết đơn xin việc bằng tiếng Anh hay hỏi là “Liệu có cần phải viết Quốc hiệu quốc ngữ không” câu trả lời là có và viết bằng tiếng anh là “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM / Independence - Freedom - Happiness”.

5. Một số mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư

Kiến trúc sư là một trong số những công việc được rất nhiều người ứng tuyển tại các doanh nghiệp hay cơ quan xây dựng. Để ứng tuyển được công việc như mong muốn các ứng viên cần viết đơn xin việc cụ thể và rõ ràng để tạo cho mình cơ hội tốt nhất.

Khi viết đơn xin việc nhân viên kiến trúc các ứng viên cung cấp đầy đủ từ thông tin cá nhân đến những hiểu biết của mình về cơ quan ứng tuyển và vị trí làm việc mọi thông tin đều có sự rõ ràng nhất. Cùng với đó các ứng viên cũng trình bày rõ trong đơn xin việc các thông tin về trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc của bản thân để xác định được sự phù hợp của các ứng viên đối với công việc và yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra.

Các mẫu Đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư được eLib cập nhật chi tiết dưới đây mời các bạn cùng tham khảo.

5.1 Mẫu đơn xin việc chuẩn

5.2 Mẫu đơn xin việc Tiếng Anh

5.3 Mẫu đơn xin việc viết tay

5.4 Mẫu đơn xin việc sinh viên mới ra trường

5.5 Mẫu đơn xin việc dành cho Trưởng nhóm Thiết kế công trình

5.6 Mẫu đơn xin việc sinh viên thực tập

5.7 Mẫu đơn xin việc làm part-time

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Mẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM