Bệnh chấn thương đám rối thần kinh cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi các dây thần kinh này bị kéo căng, đè nén hoặc bị đứt rời hay bị xé rách khỏi tủy sống. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay là gì?
Đám rối thần kinh cánh tay là mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, cánh tay và bàn tay. Một tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi các dây thần kinh này bị kéo căng, đè nén hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng nhất bị đứt rời hoặc xé rách khỏi tủy sống.
Các chấn thương đám rối thần kinh cánh tay nhẹ, như châm chích hay nóng rát, xảy ra phổ biến ở những người chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá. Trẻ sơ sinh đôi khi bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trong khi sinh. Các tình trạng khác như viêm hoặc khối u, có thể ảnh hưởng đến đám rối thần kinh cánh tay.
Các chấn thương nặng nhất của đám rối thần kinh cánh tay thường do tai nạn xe hơi hoặc xe gắn máy. Tổn thương nặng ở đám rối thần kinh cánh tay có thể khiến cánh tay bị tê liệt, mất chức năng và cảm giác. Các thủ thuật phẫu thuật như ghép dây thần kinh, chuyển đổi dây thần kinh hoặc chuyển cơ có thể giúp phục hồi chức năng.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương đám rối thần kinh cánh tay là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của đám rối thần kinh cánh tay có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí chấn thương. Thông thường chỉ một cánh tay bị ảnh hưởng.
Các thương tích ít nghiêm trọng
Tổn thương nhỏ thường xảy ra trong các môn thể thao đối kháng như bóng đá hoặc đấu vật, khi dây thần kinh cánh tay bị kéo căng hoặc bị chèn ép. Những triệu chứng thường là châm chích hoặc bỏng rát, có thể gây ra các triệu chứng sau:
Cảm giác như bị điện giật hoặc cảm giác nóng rát dọc suốt cánh tay. Tê và yếu ở cánh tay.
Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút, nhưng ở một số người có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc lâu hơn.
Các chấn thương nặng
Các triệu chứng nặng hơn do chấn thương làm tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí làm rách hoặc đứt các dây thần kinh. Chấn thương nặng nề nhất của đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi rễ thần kinh bị tách (nhổ bật) khỏi tủy sống.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương nặng có thể bao gồm:
- Yếu hoặc không có khả năng sử dụng một số cơ của bàn tay, cánh tay hoặc vai ;
- Hoàn toàn mất cử động và cảm giác ở cánh tay, bao gồm cả vai và bàn tay;
- Đau dữ dội.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Cảm giác nóng rát hoặc châm chích tái đi tái lại;
- Yếu ở bàn tay hoặc cánh tay;
- Yếu ở bất kỳ phần nào của cánh tay sau chấn thương;
- Hoàn toàn tê liệt chi trên sau chấn thương ;
- Đau cổ;
- Các triệu chứng ở cả hai cánh tay ;
- Các triệu chứng ở chi trên và chi dưới.
Điều quan trọng là bạn phải được đánh giá và điều trị trong vòng 6-7 tháng sau khi bị thương. Điều trị trễ có thể ảnh hưởng đến kết quả của các ca phẫu thuật thần kinh.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra chấn thương đám rối thần kinh cánh tay?
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có xu hướng xảy ra khi vai bị ép xuống trong khi cổ bị kéo căng ra khỏi vai bị thương. Các dây thần kinh phía dưới có nhiều khả năng bị tổn thương khi cánh tay bị ép về phía đầu. Những chấn thương này có thể xảy ra theo nhiều cách, bao gồm:
Các môn thể thao đối kháng. Nhiều cầu thủ bóng đá trải nghiệm cảm giác bị châm chích hoặc nóng rát, xảy ra khi các dây thần kinh trong đám rối thần kinh cánh tay bị kéo căng quá giới hạn của nó trong khi va chạm với người khác. Ca sinh khó khăn. Trẻ sơ sinh có thể bị chấn thương đám rối thần kinh cánh tay nếu quá trình sinh thường kéo dài. Nếu vai của trẻ sơ sinh bị kẹt bên trong ống sinh, trẻ có nguy cơ gia tăng chứng liệt cơ do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. Thông thường, các dây thần kinh trên bị thương được gọi là bại liệt Erb. Liệt đám rối thần kinh cánh tay hoàn toàn do sinh xảy ra khi cả hai dây thần kinh trên và dưới bị tổn thương. Một số loại chấn thương – bao gồm tai nạn xe, ngã hoặc vết thương do súng đạn – có thể dẫn đến chấn thương đám rối dây thần kinh cánh tay. Tình trạng viêm có thể gây tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay. Một tình trạng hiếm gặp được gọi là hội chứng Parsonage-Turner (viêm đám rối thần kinh cánh tay) gây ra chứng rối loạn đám rối thần kinh cánh tay không do chấn thương và dẫn đến tê liệt một số cơ cánh tay. Các khối u ung thư không ác tính (lành tính) hoặc ung thư có thể phát triển trong đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây áp lực lên đám rối hay lan đến các dây thần kinh, gây tổn thương cho đám rối thần kinh cánh tay. Xạ trị. Xạ trị có thể gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị chấn thương đám rối thần kinh cánh tay?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây chấn thương đám rối thần kinh cánh tay như:
Tham gia các môn thể thao đối kháng, đặc biệt là bóng đá và đấu vật Liên quan đến các tai nạn do tốc độ cao.
5. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay?
Để chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và tiến hành khám sức khỏe.
Để giúp chẩn đoán mức độ và độ nghiêm trọng của chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, bạn có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm sau đây:
Điện cơ đồ (EMG). Trong EMG, bác sĩ chèn điện cực kim qua da vào các cơ khác nhau. Xét nghiệm này đánh giá hoạt động điện của cơ bắp khi cơ co bóp và nghỉ ngơi. Bạn có thể cảm thấy hơi đau khi các điện cực được đưa vào, nhưng hầu hết mọi người đều có thể hoàn thành bài kiểm tra mà không gặp nhiều khó chịu. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Xét nghiệm này thường được thực hiện như một phần của EMG để đo tốc độ dẫn truyền trong dây thần kinh khi đưa một dòng điện nhỏ đi qua dây thần kinh. Điều này cung cấp thông tin về khả năng hoạt động của dây thần kinh. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Thử nghiệm này sử dụng các nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể từ nhiều mặt cắt. Nó thường cho thấy mức độ tổn thương gây ra do chấn thương đám rối thần kinh cánh tay và có thể giúp đánh giá tình trạng của các động mạch quan trọng của chi hoặc cho việc tái cấu trúc nó. Các phương pháp mới MRI có độ phân giải cao có thể được sử dụng được gọi là cộng hưởng từ đồ hình thần kinh. Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cắt lớp vi tính sử dụng một loạt các tia X để có được hình ảnh cắt ngang của cơ thể. CT đồ hình dây thần kinh kèm với vật liệu tương phản, được tiêm vào tủy sống, để tạo ra một bức tranh chi tiết về tủy sống và rễ các dây thần kinh trong khi chụp CT. Xét nghiệm này đôi khi được thực hiện khi MRI không cung cấp thông tin đầy đủ. Nếu bác sĩ nghi ngờ tổn thương các mạch máu của cánh tay, họ có thể đề nghị chụp X-quang – một xét nghiệm hình ảnh kèm theo vật liệu tương phản được tiêm vào động mạch hoặc tĩnh mạch để kiểm tra tình trạng mạch máu. Thông tin này rất quan trọng trong việc lên kế hoạch phẫu thuật.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương đám rối thần kinh cánh tay?
Điều trị tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm mức độ nghiêm trọng của chấn thương, loại chấn thương, khoảng thời gian kể từ khi bị thương và các tình trạng hiện tại khác.
Các dây thần kinh chỉ bị kéo căng có thể tự phục hồi mà không cần điều trị thêm.
Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giữ cho khớp và cơ hoạt động bình thường, duy trì phạm vi chuyển động và ngăn ngừa các khớp bị cứng.
Quá trình chữa bệnh đôi khi tạo mô sẹo cần được loại bỏ bằng phẫu thuật để cải thiện chức năng của dây thần kinh. Phẫu thuật sửa chữa thường được yêu cầu cho các dây thần kinh có mô sẹo đáng kể xung quanh hoặc đã bị đứt hay rách.
Phẫu thuật để sửa chữa đám rối thần kinh cánh tay thường xảy ra trong vòng 6-7 tháng sau khi bị thương. Nếu phẫu thuật thần kinh xảy ra hơn 6-7 tháng sau khi chấn thương, các cơ có thể không phục hồi chức năng của chúng.
Ghép thần kinh. Trong thủ thuật này, phần đám rối thần kinh bị tổn thương được loại bỏ và thay thế bằng phần dây thần kinh lấy từ các bộ phận khác của cơ thể. Điều này giúp khôi phục chức năng của cánh tay. Chuyển đổi dây thần kinh. Khi rễ thần kinh bị rách từ tủy sống, bác sĩ phẫu thuật thường lấy một dây thần kinh ít quan trọng hơn vẫn còn dính vào tủy sống và kết nối nó với dây thần kinh không còn dính vào tủy sống nữa. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện kỹ thuật này với cơ mục tiêu ở gần, với nỗ lực tăng tốc độ phục hồi thay vì thực hiện điều trị (ghép thần kinh) ở cơ xa hơn. Đôi khi các bác sĩ có thể thực hiện kết hợp ghép thần kinh và chuyển đổi dây thần kinh. Mô thần kinh phát triển chậm, khoảng 2,5cm/tháng, vì vậy có thể mất vài năm để bạn biết được toàn bộ tác dụng của phẫu thuật. Trong thời gian phục hồi, bạn phải giữ cho khớp linh hoạt thông qua một chương trình tập luyện. Bạn có thể được chỉ định dùng nẹp để giữ cho bàn tay không bị cong vào trong. Chuyển cơ. Chuyển cơ là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật loại bỏ cơ hoặc gân không quan trọng từ một phần khác của cơ thể, thường là đùi, đưa nó vào cánh tay và kết nối với các dây thần kinh và mạch máu cung cấp cơ.
Kiểm soát cơn đau
Đau từ các loại chấn thương nặng nề của đám rối thần kinh cánh tay được mô tả là cảm giác suy nhược, chèn ép nặng hoặc nóng rát liên tục. Thuốc ảnh hưởng đến thần kinh thường được sử dụng lúc ban đầu, nhưng có thể thay đổi khi quá trình phục hồi được cải thiện nhằm tối ưu hóa thuốc giảm đau.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chấn thương đám rối thần kinh cánh tay?
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đau nửa đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Parkinson - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Batten - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lý thần kinh tự trị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh căng thẳng thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chèn ép dây thần kinh thẹn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chèn ép thần kinh trụ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co thắt nửa mặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng cuồng sảng rượu cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giang mai thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đồng tử Adie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động kinh vắng ý thức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng động kinh cục bộ vận động - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa xơ cứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sau bại liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng synesthesia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thắt lưng hông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiên thần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Zona thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Tourette - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trí nhớ siêu phàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng chân không yên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng chèn ép dây thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng chèn ép tủy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đuôi ngựa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đường hầm cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đường hầm khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa xơ cứng tumefactive - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tủy cắt ngang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Guillain-Barre - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng khóa trong - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau thần kinh tọa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau thần kinh hông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lối thoát ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lú lẫn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau dây thần kinh sinh ba - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau dây thần kinh liên sườn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng bên nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Krabbe - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao màng não và hệ thần kinh trung ương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh liệt Bell - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng liệt dây thần kinh số 6 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng liệt mặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh liệt mềm cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng liệt tối thứ bảy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất trí nhớ tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất điều hòa Friedreich - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Parkinson - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Parkinson thứ phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh múa giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đa dây thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dây thần kinh tiền đình - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dây thần kinh thị giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh uốn ván - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn dây thần kinh số 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn dây thần kinh trụ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễu loạn cảm xúc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u xơ thần kinh loại 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u thần kinh nội tiết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u sợi thần kinh loại 1 (NF1) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc U nguyên bào thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rễ thần kinh cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thần kinh quay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thần kinh ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trí nhớ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy giảm nhận thức nhẹ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy nhược thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tâm lý – Thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự kỷ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bao thần kinh ngoại vi ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u dây thần kinh Morton - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u dây thần kinh thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị