Chi tiết các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn hảo cho doanh nghiệp? Tài liệu dưới đây giới thiệu đến bạn quy trình 4 bước giúp hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm xác định và đưa ra các mục tiêu, hướng đi cụ thể để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chi tiết các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được khái quát qua mô hình bốn bước sau:

4 bước hoạch định chiến lược của doanh nghiệp

1. Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

1.1 Bản chất mục tiêu của chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược và là bước rất quan trọng. Bởi vì việc xác định đúng mục tiêu chiến lược sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo chioi các bước tiếp theo của qúa trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

Mục tiêu chiến lược được hiểu là những gì mà doanh nghiệp cần vươn tới, cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thương là dài hạn). ở đây cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với dự đoán, dự đoán được hiểu như là một chỉ dẫn cái có thể đạt được trong hoạt động tương lai có tính đến hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. Dự đoán dựa trên sự tính toán, nhưng nhìn chun nó biểu hiện một xu hướng. Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí muốn vươn lên của doanh nghiệp và cần phải đạt được.

1.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược và yêu cầu của mục tiêu chiến lược

Hệ thống mục tiêu trong doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, nó bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

Mục tiêu dài hạn bao gồm:

  • Thị phần của doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Năng suất lao động.
  • Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đời sống người lao động.
  • Một số lĩnh vực khác.

Mục tiêu ngắn hạn thường đề cập đến lĩnh vực cụ thể và chức năng quản trị của doanh nghiệp.

Để xác định mục tiêu đúng đắn và hợp lý doanh nghiệp cần căn cứ vào:

- Căn cứ vào đối tượng hữu quan của doanh nghiệp:

  • Khách hàng.
  • Chủ sở hữu.
  • Giới giám đốc.
  • Người lao động.
  • Nhà nước.
  • Công đồng xã hội

- Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

- Căn cứ vào quyết định của ban giám đốc điều hành doanh nghiệp và chủ sở hữu.

- Căn cứ vào khả năng nguồn lực và các lợi thế của doanh nghiệp.

Khi xác định hệ thống mục tiêu phải thoả mãn được những yêu cầu sau:

- Mục tiêu phải được xác định rõ ràng từng thời kỳ, phải có mục tiêu chung, mục tiêu riêng.

- Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau hay nói cách khác khi thực hiện mục tiêu này không cản trở công việc thực hiện mục tiêu khác.

- Xác định rõ mức độ ưu tiên của từng mục tiêu và hệ thống cấp bậc của từng mục tiêu.

- Các mục tiêu phải đảm bảo tính cân đối và khả thi.

- Những người tham gia thực hiện phải nắm được và hiểu một cách đầy đủ mục tiêu chiến lược.

- Đảm bảo tính cụ thể mục tiêu.

  • Tính linh hoạt.
  • Tính định lượng.
  • Tính khả thi.
  • Tính hợp lý.

2. Phân tích môi trường kinh doanh

Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo quá trình xây dựng chiến lược. Chiến lược cuối cùng phải được xây dựng trên cơ sở các điểu kiện dự kiến.

Môi trường kinh doanh bao gồm ba mức độ: Môi trường nội bộ doanh nghiệp. môi trường ngành kinh doanh và môi trường nền kinh tế. Ba cấp độ môi trường được khái quát qua sơ đồ 2 sau:

Sơ đồ môi trường kinh doanh

2.1 Môi trường vĩ mô

a. Các yếu tố kinh tế.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm:

  • Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế.
  • Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất, đến tỷ lệ lãi đầu tư.
  • Tỷ lệ thất nghiệp, ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và sa thải.
  • Tỷ giá hối đoái.
  • Lãi suất ngân hàng.
  • Chính sách tài chính.
  • Kiểm soát giá tiền công.
  • Cán cân thanh toán.

b. Các yếu tố chính trị.

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng to lớn đối với các doanh nghiệp. Nhân tố này có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho các hãng. Bao gồm:

  • Sự ổn định về chính trị.
  • Các quy định về quảng cáo đối với các doanh nghiệp.
  • Quy định về các loại thuế, phí, lệ phí.
  • Quy chế tuyển dụng và sa thải nhân công.
  • Quy định về an toàn và bảo vệ môi trường.

c. Các yếu tố xã hội.

Tất cả các doanh nghiệp cần phải phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhân biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

Các yếu tố bao gồm:

  • Mức sống có ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.
  • Phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng.
  • Văn hoá vùng.
  • Tâm lý hay lối sống.
  • Tỷ lệ kết hôn, sinh đẻ.

d. Các yếu tố tự nhiên.

Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách của doanh nghiệp từ lâu đã được thừa nhận. Ngày nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.

e. Các yếu tố công nghệ.

Đây là loại yếu tố ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ đã làm cho chao đảo nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Những ví dụ điển hình là sự xuất hiện của điện tử, công nghệ tin học… Chính vì vậy mà doanh nghiệp đến phải quan tâm đến chính sách khoa học và công nghệ, cho nghiên cứu và phát triển, cho công nghệ mới, cho chuyển giao công nghệ, cho phát minh sáng chế.

2.2 Môi trường ngành

Môi trường ngành là bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tóo ngoại cảnh đối với hãng, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành đó. Theo M. Porter "môi truờng kinh doanh luôn luôn có năm yếu tố (thế lực) tác đọng đến hoạt động của doanh nghiệp".

3. Phân tích hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp

Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm: nguồn lực của doanh nghiệp, khả năng tổ chức của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.1 Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp.

3.2 Phân tích khả năng tổ chức của doanh nghiệp.

3.3 Phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4. Phân đoạn chiến lược, hình thành và lựa chọn chiến lược

Sau khi xác định hệ thống mục tiêu, phân tích môi trường để từ đó xác định mục tiêu nào là thích hợp nhất với doanh nghiệp, thì lúc này sẽ đi đến xây dựng và lựa chọn chiến lược.

4.1 Phân đoạn chiến lược.

4.2 Xây dựng các mô hình chiến lược.

4.3 Lựa chọn phương án chiến lược

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu CHI TIẾT CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM