NCKH: Biến động tỷ giá hối đoái

NCKH Biến động tỷ giá hối đoái nghiên cứu sự khác biệt trong ảnh hưởng của độ linh hoạt tỷ giá lên tăng trưởng năng suất khi có mặt của sự phát triển tài chính 

NCKH: Biến động tỷ giá hối đoái

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đầy biến động và không có dấu hiệu khả quan cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng trong năm 2013. Các chỉ báo kinh tế đều ảm đạm. Sự giảm giá của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác trong năm 2012, sức tăng trưởng của Mỹ vẫn còn yếu và chưa quay trở lại mức sản lượng tiềm năng. Đồng thời, kinh tế khu vực đồng Euro vẫn đang trong vòng suy thoái và phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép. Vậy nên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng bị những ảnh hưởng nhất định. Điều này đã đặt ra câu hỏi là liệu biến động trong tỷ giá có tác động đến độ biến động tăng trưởng kinh tế toàn cầu? Trong khi một lượng lớn các nghiên cứu trước đây cho thấy tác động của độ biến động tỷ giá đến tăng trưởng là nhỏ hoặc không đáng kể

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo đó, các nghiên cứu trước xem xét tác động của tăng trưởng và độ biến động tỷ giá hối đoái dựa trên phân loại theo pháp lý và không tìm thấy tác động nào đáng kể. Với nghiên cứu này, chúng tôi đưa thêm vào các biến phát triển tài chính và chế độ tỷ giá hối đoái theo phân loại của Reinhart và Rogoff (2004) cùng với bộ biến công cụ xem liệu biến động tỷ giá có tác động lên tăng trưởng năng suất

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ của độ biến động tỷ giá hay độ linh hoạt của chế độ  tỷ giá và tăng trưởng năng suất nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Sự phát triển tài chính của một quốc gia có tác động đến mối quan hệ của biến động tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng năng suất?

Sự tăng trưởng thương mại có tác động như thế nào đến tăng trưởng năng suất dưới các chế độ tỷ giá khác nhau?

Đối với Việt Nam, chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành có là phù hợp nếu mục tiêu là tối đa hóa tăng trưởng dài hạn?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy GMM nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp hồi quy OLS

1.5 Phương pháp nghiên cu

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 47 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1991- 2010. Với bộ dữ liệu này, chúng tôi cố gắng đưa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á vào để kiểm tra mối quan hệ đã được nhận định lúc đầu

1.6 Ý nghĩa ca lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài đã chỉ ra rằng tồn tại tác động của biến động tỷ giá đến tăng trưởng năng suất. Tuy nhiên tác động này còn tùy thuộc vào mức độ phát phát triển tài chính của quốc gia đó. Một quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp thì chế độ tỷ giá sẽ có tác động tiêu cực (dài hạn) lên tăng trưởng năng suất

2. Nội dung

2.1  Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

  • Độ linh hoạt tỷ giá hối đoái và tăng trƣởng
  • Sự tăng trưởng thương mại và độ linh hoạt tỷ giá hối đoái

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra rằng sự phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng, và tác động đến biến động kinh tế vĩ mô, hoặc sự phát triển tài chính đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc khủng hoảng tài chính. Trong bài này, chúng tôi sẽ kiểm tra liệu mức độ phát triển tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ tỷ giá hối đoái không. Giả thuyết chính của bài là chế độ tỷ giá hối đoái (hay rộng hơn là biến động tỷ giá hối đoái) có tác động tiêu cực (dài hạn) lên tăng trưởng ở các quốc gia kém phát triển tài chính

2.3 Nội dung và các kết quả nghiên cứu

Độ linh hoạt tỷ giá và sự phát triển tài chính

Sự tăng trưởng thương mại và độ biến động tỷ giá hối đoái

Vấn đề nội sinh

3. Kết luận

Trước đây theo một nghiên cứu thực nghiệm với mẫu rộng lớn các quốc gia, Baxter và Stockman (1989) và Flood và Rose (1995) không tìm thấy sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô khi thay đổi giữa các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định. Tuy nhiên sự nhận thức về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và tăng trưởng dài hạn đã có từ lâu. Vì vậy chúng tôi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ giá và tăng trưởng bằng cách không chỉ đơn thuần xét biến động tỷ giá trong sự cô lập, mà điều quan trọng là phải nhìn vào sự tương tác giữa biến động tỷ giá và cả mức độ phát triển tài chính và tính chất của các cú sốc kinh tế vĩ mô. Giả thuyết chính của bài nghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực càng biến động cao thì càng làm chậm sự phát triển, đặc biệt là ở các nền kinh tế có mức phát triển tài chính thấp và và cú sốc tài chính là nguyên nhân chính của biến động kinh tế vĩ mô.

4. Tài liệu tham khảo

Aghion,P., Bacchata,P., Rancière, R., Rogoff, K. Exchange rate Volatility and productivity volatility: Role of financial development. Journal of Monetary Economics, 2009, vol. 56, issue 4, pages 494-513
Aghion,P., Angeletos, G.M.,Banerjee, A.,Manova, K.,2005.
Volatility and growth: financial development and the cyclical behavior of the composition of investment. Mimeo

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH Ngân hàng trên--

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM