Thuốc Betaderm neomycin - Điều trị các bệnh về da

Thuốc Betaderm neomycin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như eczema cấp tính và mạn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da do tiết bã nhờn. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng trong rụng tóc từng vùng, vết côn trùng cắn, bệnh về da gây ra do nhiễm khuẩn thứ phát. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.

Thuốc Betaderm neomycin - Điều trị các bệnh về da

Thành phần: betamethasone, neomycin

Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ

Tên biệt dược: Betaderm neomycin

1. Tác dụng của thuốc Betaderm neomycin

Tác dụng của thuốc Betaderm neomycin là gì?

  • Thuốc Betaderm neomycin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:
  • Bệnh viêm da do dị ứng và viêm da do nhiễm trùng như eczema cấp tính và mạn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da do tiết bã nhờn, liken đơn mạn tính, viêm da tróc vảy, ban sần, bệnh vảy nến, ngứa (hậu môn, âm đạo), viêm da do ánh nắng mặt trời. Rụng tóc từng vùng, vết côn trùng cắn, bệnh về da gây ra do nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng thuốc Betaderm neomycin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Betaderm neomycin cho người lớn như thế nào?

Bạn thoa thuốc lên vùng da bị bệnh một lượng vừa đủ. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể thoa một hoặc nhiều lần mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Betaderm neomycin cho trẻ em như thế nào?

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

3. Cách dùng thuốc Betaderm neomycin

Bạn nên dùng thuốc Betaderm neomycin như thế nào?

Bạn nên sử dụng Betaderm neomycin đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Betaderm neomycin

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Betaderm neomycin?

Khi dùng thuốc này, da của bạn có thể bị mụn do corticoid (những mụn này có khuynh hướng có nhiều đầu trắng, giống như mụn trứng cá thông thường), bệnh về da do dùng steroid (teo da, giãn mao mạch), bệnh trứng cá đỏ do dùng steroid (như viêm da quanh miệng, ban đỏ quanh miệng, mụn trứng cá, giãn mao mạch, vảy cứng), tím tái, rậm lông, giảm sắc tố. Nếu các triệu chứng này xảy ra, bạn nên giảm thuốc từ từ và chuyển sang dùng thuốc không steroid.

Nếu dùng thuốc ở mí mắt, bạn có thể bị tăng nhãn áp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị suy chức năng thận, giảm thính lực, do đó, bạn nên tránh dùng thuốc trong thời gian dài.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Betaderm neomycin

Trước khi dùng thuốc Betaderm neomycin, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn dị ứng với kháng sinh nhóm aminoglycoside (streptomycin, kanamycin, gentamicin, neomycin), bacitracin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc. Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).

Khi dùng Betaderm neomycin, bạn không nên thoa thuốc lên vết thương, màng nhầy. Không điều trị các triệu chứng như viêm tai ngoài do chàm (gây thủng màng nhĩ), bệnh lao da, bệnh herpes, bệnh thủy đậu, bệnh đậu mùa, bệnh giang mai.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Betaderm neomycin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

6. Tương tác thuốc Betaderm neomycin

Thuốc Betaderm neomycin có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Betaderm neomycin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Betaderm neomycin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Betaderm neomycin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc Betaderm neomycin

Bạn nên bảo quản thuốc Betaderm neomycin như thế nào?

  • Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế của thuốc Betaderm neomycin

Betaderm neomycin có những dạng và hàm lượng nào?

Betaderm neomycin có ở dạng kem bôi da.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Betaderm neomycin mà eLib.VN đã tổng hợp được. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM