Bệnh áp xe quanh hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Áp xe quanh hậu môn là khi trực tràng và các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng làm cho các khoang hoặc các lỗ nhỏ ở trực tràng chứa đầy mủ. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh áp xe quanh hậu môn là bệnh gì?
Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn. Khi trực tràng và các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng sẽ làm cho các khoang hoặc các lỗ nhỏ ở trực tràng chứa đầy mủ. Các khoang đầy mủ này được gọi là các áp xe và khi chúng xuất hiện quanh hậu môn sẽ gây ra bệnh áp xe quanh hậu môn.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe quanh hậu môn là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu của bệnh áp xe quanh hậu môn là đau nhói trực tràng kéo dài và thường đau nặng hơn khi cử động hoặc kéo căng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: sốt, táo bón, khó tiểu. Đôi khi bạn có thể cảm nhận được khối trực tràng đỏ, nóng, mềm và sưng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh áp xe quanh hậu môn?
Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn đi từ ống hậu môn lên đến các khoang xung quanh trực tràng và gây viêm nhiễm. Hầu hết những vi khuẩn này sống trong lòng ruột già hoặc sống ngoài da ở vùng gần hậu môn.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra do một vết nứt ở hậu môn bị nhiễm trùng, nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc một số bệnh rối loạn đường ruột như bệnh Crohn và viêm túi thừa đại tràng.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh áp xe quanh hậu môn?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh áp xe hậu môn. Tuy nhiên, theo thống kê, nam giới thường hay mắc bệnh này hơn phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe quanh hậu môn?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh áp xe quanh hậu môn, bao gồm:
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn; Bệnh tiểu đường; Bệnh viêm đường ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng); Sử dụng các loại thuốc corticosteroid; Hệ thống miễn dịch bị suy yếu (chẳng hạn như do mắc HIV/AIDS); Bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và những người có tiền sử bị nứt hậu môn.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh áp xe hậu môn?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh áp xe hậu môn đầu tiên dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trực tràng để khẳng định kết quả chẩn đoán và soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý khác. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT, MRI hoặc siêu âm để xác định vị trí áp xe.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh áp xe quanh hậu môn?
Phương pháp điều trị chính của bệnh áp xe quanh hậu môn là phẫu thuật mở và hút ổ áp xe. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh sẽ được điều trị ngoại trú, tức là bạn có thể về nhà ngay sau khi phẫu thuật. Nếu áp xe ở quá sâu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải nằm viện đến khi áp xe đã cạn hoàn toàn mủ.
Bệnh nhân thường bị đau sau khi phẫu thuật và được giảm đau bằng cách ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm từ 3 đến 4 lần mỗi ngày và có thể dùng thuốc giảm đau. Thuốc làm mềm phân cũng được dùng cho bệnh nhân để ngăn ngừa táo bón và chữa chứng khó đại tiện. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế cho phẫu thuật và hút ổ áp xe.
Các biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra gồm hồi phục không hoàn toàn, áp xe tái phát và hình thành lỗ rò. Lỗ rò làm thông tuyến hậu môn bị áp xe ra da. Lỗ thông thường hình thành sau 4 đến 6 tuần sau khi hút cạn áp xe và cần phải được phẫu thuật.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe quanh hậu môn?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe quanh hậu môn, bạn nên:
Lên kế hoạch điều trị bệnh sớm. Các áp xe hậu môn không được chữa trị có thể lây lan đến các mô khác và làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn; Gọi bác sĩ nếu bạn xuất hiện triệu chứng đau trực tràng và sốt; Gọi bác sĩ nếu bạn nhận thấy có một khối mủ ở trực tràng hoặc chảy mủ ở hậu môn; Gọi bác sĩ nếu bạn bị rỉ dịch kéo dài từ đường mổ, sốt, hoặc đau sau khi phẫu thuật; Giảm đau sau khi phẫu thuật bằng cách ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm từ 3 đến 4 lần mỗi ngày và dùng thuốc giảm đau.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh áp xe quanh hậu môn sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Celiac - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Crohn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng chảy máu trực tràng - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Chứng không dung nạp đường lactose - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm D-Xylose - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Dị vật trong trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đa polyp gia đình - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ruột ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp-xe hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đi cầu nhiều lần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gardner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ruột kích thích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ogilvie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Peutz–Jeghers - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quai ruột mù - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niêm mạc trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lồng ruột ở người lớn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh kiết lỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh liệt ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ ruột thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm amip entamoeba histolytica đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Giardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư ruột non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư ruột già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư đại trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều
- doc Bệnh ung thư đại tràng do di truyền dạng nhẹ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ trực trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột thừa cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột hoại tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột do bức xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất kiểm soát đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng vi thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng giả mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng do nhiễm trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy du lịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Campylobacter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Escherichia coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp đại trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Polyp trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sa trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sprue nhiệt đới là - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh túi thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh túi thừa Meckel - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị