Bộ 50+ mẫu CV file word đẹp nhất năm 2020
CV xin việc (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. CV xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Vậy, làm thế nào để tạo cho mình một bản CV thật ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên, mời các bạn cùng tham khảo và tải về mẫu CV đẹp nhất được eLib chia sẻ sau đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Mẫu CV xin việc bằng file word bố cục đẹp
CV xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Thậm chí, đây còn là một yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có gây ấn tượng và có được mời phỏng vấn hay không. Trước khi tự viết hoặc tải về một mẫu CV xin việc, bạn hãy nghiên cứu kỹ những thông tin liên quan đến loại giấy tờ này để có được một CV đẹp nhất.
1.1 CV xin việc là gì?
CV xin việc (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.
Bỏ qua các yếu tố khai báo về cha mẹ, người thân…, CV thực chất là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của bạn một cách ngắn gọn và đầy đủ.
1.2 Mục đích của một CV
CV xin việc của bạn là một công cụ tiếp thị. Nó cần phải chứng minh được:
- Đó là bạn là ứng viên thích hợp
- Bạn có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty
- Bạn có trình độ chuyên môn và giáo dục
- Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng
- Bạn có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc
Theo một cuộc khảo sát của JOBPRO với hơn 300 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam về xu hướng CV xin việc 2020: có tới trên 65% Nhà tuyển dụng bị thu hút và muốn đọc một mẫu CV thiết kế theo cá tính 1 cách độc đáo. Hơn là phải ngồi đọc một bản CV “chán òm” đơn điệu và trải dài trên nhiều trang giấy.
Vậy làm sao để có thể thiết kế được một bản CV theo cá tính đặc trưng của từng bạn giúp tăng cơ hội “Trúng tuyển” ngay lần đầu tiên phỏng vấn.
Tham khảo thêm
- docxMẫu đơn xin việc dành cho Lập trình viên PHP
- docxMẫu đơn xin việc dành cho Kỹ sư xây dựng
- docxMẫu đơn xin việc dành cho Kiến trúc sư
- docxMẫu đơn xin việc dành cho nhân viên kinh doanh
- docxMẫu đơn xin việc dành cho nhân viên kế toán
2. Những kinh nghiệm khi viết CV xin việc bằng tiếng Việt file word
Người quản lý hay ban lãnh đạo sẽ không cần biết cha mẹ bạn là ai và nơi mà bạn sinh ra.
Khi viết phần thông tin bạn chỉ cần nêu được:
- Họ và tên người viết CV
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ hiện tại
- Số điện thoại, email
Với những thông tin trên, người tuyển dụng bạn sẽ cần đến chúng và cho bạn một cuộc hẹn để đến phỏng vấn ngay sau đó.
3. Cách trình bày CV xin việc sao cho ấn tượng
- Thông tin liên hệ
- Mở đầu bằng vị trí ứng tuyển
- Danh sách các kỹ năng quan trọng
- Danh sách kỹ kỹ năng phần mềm, vi tính, ngoại ngữ
- Thông tin cá nhân/tổng quan về sự nghiệp
- Trình độ học vấn
- Quá trình làm việc/tình nguyện/Các vị trí công việc
- Tài liệu tham khảo/người tham khảo (giới thiệu)
Tất nhiên, không phải mọi thứ trong danh sách này đều phải xuất hiện trên CV của bạn, và thứ tự có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vị trí công việc.
Điều quan trọng nhất là hãy để các thông tin hữu ích nhất ở vị trí xuất hiện đầu tiên. Ví dụ, nếu giáo dục hoặc bằng cấp của bạn không liên quan cụ thể đến công việc, hãy để ở phía cuối hồ sơ, đẩy những thông tin có liên quan đến công việc hoặc kỹ năng lên trên.
Cụ thể hơn là như thế này, bạn nộp CV vào một toà soạn báo chẳng hạn, nhưng bạn lại tốt nghiệp đại học xây dựng, bằng cấp hoàn toàn không liên quan chút nào đến chuyên môn báo chí. Vậy điều bạn cần làm nổi bật trong CV của bạn là gì? Hãy cho họ thấy rằng bạn đã từng có kinh nghiệm công tác với nhiều đơn vị báo chí trong suốt 4 năm đại học cụ thể như báo này… tạp chí kia…, bạn có khả năng chụp ảnh tốt, bạn là người thích dịch chuyển, khả năng giao tiếp và hoạt động độc lập rất tốt… Tất cả những kỹ năng có thể giúp bạn làm tốt công việc của một phóng viên báo chí. Bạn hiểu ý mình chứ?
4. Cách viết CV xin việc chuẩn
Không có một quy định hay định dạng nhất định nào cho một bản CV. Bên cạnh những cách trình bày truyền thống dạng văn bản với chỉ chữ, gạch đầu dòng… hiện nay có rất nhiều những mẫu hay được trình bày thậm chí thiết kế một cách đẹp mắt và ấn tượng. Tùy vào ngành nghề và công ty mà bạn nộp đơn xin việc để lựa chọn cho mình mẫu CV thích hợp. Ví dụ như bạn xin việc ở một cơ quan nhà nước thì tất nhiên không thể dùng những CV kiểu hiện đại, màu mè hay phá cách như hình minh họa ở trên được.
Về cơ bản thì CV gồm những phần như sau:
- SĐT Cá nhân/Thông tin liên hệ: Cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của bạn.
- Bối cảnh học tập: phần này không nhất thiết phải liệt kê từ bậc phổ thông, bạn chỉ cần đề cập tới bằng Đại học chuyên ngành nào? Và bậc sau Đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ…
- Bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan: ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, TOEIC… chứng chỉ SEO…
- Kinh nghiệm làm việc: nêu tóm tắt quá trình làm việc của bạn ở công ty nào, đảm nhiệm vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Liệt kê theo thời gian từ gần nhất tới xa nhất hoặc ngược lại. Nếu là sinh viên chưa đi làm thì bạn có thể không có mục này mà hãy nhấn mạnh vào phần học tập và kỹ năng.
- Kỹ năng và trình độ chuyên môn: nếu ra những gì là điểm mạnh của bạn như giao tiếp tiếng Anh thành thạo như người bản địa hoặc từng đàm phán thành công 100% hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng… Ứng tuyển vị trí nào thì bạn nên nhấn mạnh vào kỹ năng hoặc chuyên môn của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đấy. Nếu bạn “khoe” rất nhiều mà lại không có gì cần cho công việc đó thì cũng không có ích gì, thậm chí còn dẫn đến lan man dài dòng, mất điểm với doanh nghiệp tuyển dụng.
- Sở thích cá nhân: Không có gì là sai khi bạn đưa vào CV một vài sở thích cá nhân của mình. Ví dụ như một người có sở thích đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học tiếng anh, hoặc yêu thể thao… sẽ thể hiện được tính hiện đại, hòa đồng của mình.
5. Những gì không nên có trong CV xin việc
Thành tích từ thời phổ thông
Bạn phải nhận ra rằng mình không còn bé bỏng gì nữa, và đời thực không hề như mơ. Sau đại học, những gì bạn đạt được ở trường phổ thông không còn giá trị nữa.
Nếu bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học và vẫn cần dựa vào thành tích ở trường để xin việc, hãy chọn ra những thành tích đáng quan tâm nhất chứ đừng liệt kê toàn bộ các hoạt động. Giả dụ, kinh nghiệm thủ quỹ ở ký túc xá của bạn sẽ là điều làm nhà tuyển dụng lưu ý.
Các gạch đầu dòng bừa bãi
Não người không như một cuộn băng ghi âm, bạn có khả năng suy nghĩ và tóm tắt lại những thông tin về bản thân thật ngắn gọn. Hãy chỉ dùng tốt đa 4 gạch đầu dòng cho mỗi mục trong hồ sơ.
Mọi người không có thời gian đọc về tất cả những gì bạn đã làm trong quá khứ
Bạn cần quyết định xem cái gì cần, cái gì không.
Nếu chỉ có 4 gạch đầu dòng, bạn sẽ viết gì?
Vì sau gạch đầu dòng thứ 4, người đọc sẽ bắt đầu mất tập trung và không còn chú ý đến những gì đằng sau nữa.
Danh sách các lớp trường đại học
Theo bạn, trong 2 thông tin sau, cái nào có ích hơn: Việc bạn đã từng theo học lớp quản trị kinh doanh hay một “công ty” bạn đã sáng lập qua một dự án thực hành ở lớp?
Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn đã học những môn nào hay bao nhiêu môn. Cái họ cần là những kỹ năng bạn thu lượm được qua việc học tập. Nếu thực sự phải dựa vào thành tích ở trường, hãy chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế bạn học được trên lớp.
Lỗi chính tả
Nộp CV xin việc hay đơn xin việc có lỗi chính tả là cách dễ nhất và nhanh nhất phá hỏng cơ hội nhận được cuộc phỏng vấn. Bạn nên kiểm tra kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi đi.
Hình ảnh và đồ họa
Không cần bao gồm các hình ảnh minh họa trong CV của bạn. Không chỉ bởi vì chúng không được các nhà tuyển dụng yêu thích cho lắm mà hình ảnh còn có thể bị lỗi đối với một số ứng dụng nộp CV online.
Nhưng nếu là CV dạng Infographic hoặc bạn ứng tuyển vị trí designer chẳng hạn, hình ảnh lại nói lên được nhiều điều. Hãy cân nhắc!
Phông chữ và định dạng phức tạp
Luôn sử dụng loại phông chữ và định dạng dễ đọc. Điều này giúp nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn một cách dễ dàng và dễ chịu hơn.
Phông chữ dễ sử dụng bao gồm:
- Verdana
- Arial
- Times New Roman
- Calibri
6. Bộ 50+ CV xin việc file word đẹp nhất
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Bộ 50+ mẫu CV file word đẹp nhất năm 2020 ---