5 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn 5 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án dưới đây, hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc bạn đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới.
Câu 1/ Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
a. Cung cầu.
b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
c. Sự khan hiếm.
d. Chi phí cơ hội
Câu 2/ Chính phủ các nước hiện nay có các giải pháp kinh tế khác nhau trước tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, vấn đề này thuộc về.
a. Kinh tế vi mô, chuẩn tắc
b. Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
c. Kinh tế vĩ mô, thực chứng
d. Kinh tế vi mô, thực chứng
Câu 3/ Qui luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất ?
a. Qui luật năng suất biên giảm dần
b. Qui luật cung
c. Qui luật cầu
d. Qui luật cung - cầu
Câu 4/ Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản :sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế.
b. Đặc điểm tự nhiên
c. Tài nguyên có giới hạn.
d. Nhu cầu của xã hội
Câu 5/ Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:
a. Bán ra các sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau
b. Bán ra sản phẩm hoàn toàn không có sản phẩm khác thay thế được
c. Bán ra các sản phẩm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn
d. Cả ba câu đều sai
Câu 6/ Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
a. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
b. Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá
c. Là đường cầu của toàn bộ thị trường
d. Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng
Câu 7/ Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model), tại điểm gãy của đường cầu, khi doanh nghiệp có chi phí biên MC thay đổi thì:
a. Giá P tăng, sản lượng Q giảm
b. Giá P tăng, sản lượng Q không đổi
c. Giá P không đổi, sản lượng Q giảm
d. Giá P và sản lượng Q không đổi
Câu 8/ Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model) khi một doanh nghiệp giảm giá thì các doanh nghiệp còn lại sẽ:
a. Giảm giá
b. Không thay đổi giá
c. Không biết được
d. Tăng giá
Câu 9/ Hiện nay chiến lược cạnh tranh chủ yếu của các xí nghiệp độc quyền nhóm là:
a. Cạnh tranh về quảng cáo và các dịch vụ hậu mãi
b. Cạnh tranh về sản lượng
c. Cạnh tranh về giá cả
d. Các câu trên đều sai
Câu 10/ Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là:
a. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
b. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
c. Cả hai câu đều sai
d. Cả hai câu đều đúng
Câu 11/ Hàm số cầu & hàm số cung sản phẩm X lần lượt là : P = 70 - 2Q ; P = 10 + 4Q. Thặng dư của người tiêu thụ (CS) & thặng dư của nhà sản xuất (PS) là:
a. CS = 150 & Ps = 200
b. CS = 100 & PS = 200
c. CS = 200 & PS = 100
d. CS = 150 & PS = 150
Câu 12/ Giả sử sản phẩm X có hàm số cung và cầu như sau:Qd = 180 - 3P, Qs = 30 + 2P, nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 78 , thì số tiền thuế chính phủ đánh vào sản phẩm là:
a. 10
b. 3
c. 12
d. 5
Câu 13/ Chính phủ đánh thuế mặt hàng bia chai là 500đ/ chai đã làm cho giá tăng từ 2500đ / chai lên 2700 đ/ chai. Vậy mặt hàng trên có cầu co giãn:
a. Nhiều.
b. ÍT
c. Co giãn hoàn toàn.
d. Hoàn toàn không co giãn.
Câu 14/ Một sản phẩm có hàm số cầu thị trường và hàm số cung thị trường lần lượt QD = -2P + 200 và QS = 2P - 40. Nếu chính phủ tăng thuế là 10$/sản phẩm, tổn thất vô ích (hay lượng tích động số mất hay thiệt hại mà xã hội phải chịu) do việc đánh thuế của chính phủ trên sản phẩm này là:
a. P = 40$
b. P = 60$
c. P = 70$
d. P = 50$
Câu 15/ Mặt hàng X có độ co giãn cầu theo giá là Ed = - 2 , khi giá của X tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi ,thì lượng cầu của mặt hàng Y sẽ:
a. Tăng lên.
b. Giảm xuống
c. Không thay đổi
d. Các câu trên đều sai
Câu 16/ Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vậy 2 sản phẩm X và Y có mối quan hệ:
a. Thay thế cho nhau.
b. Độc lập với nhau.
c. Bổ sung cho nhau.
d. Các câu trên đều sai.
Câu 17/ Giả sử hàm số cầu thị trường của một loại nông sản:Qd = - 2P + 80, và lượng cung nông sản trong mùa vụ là 50sp. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất là 2 đvt/sp thì tổng doanh thu của họ trong mùa vụ này là:
a. 850
b. 950
c. 750
d. Không có câu nào đúng
Câu 18/ Hàm số cầu cà phê vùng Tây nguyên hằng năm được xác định là : Qd = 480.000 - 0,1P. [ đvt : P($/tấn), Q(tấn) ]. Sản lượng cà phê năm trước Qs1= 270 000 tấn. Sản lượng cà phê năm nay Qs2 = 280 000 tấn. Giá cà phê năm trước (P1) & năm nay (P2 ) trên thị trường là:
a. P1 = 2 100 000 & P2 = 2 000 000
b. P1 = 2 100 000 & P2 = 1 950 000
c. P1 = 2 000 000 & P2 = 2 100 000
d. Các câu kia đều sai
Câu 19/ Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, chính phủ đánh thuế không theo sản lựơng sẽ ảnh hưởng:
a. Người tiêu dùng và ngừơi sản xuất cùng gánh
b. P tăng
c. Q giảm
d. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 20/ Thi trường độc quyền hoàn toàn với đừơng cầu P = - Q /10 + 2000, để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cung ứng tại mức sản lượng:
a. Q < 10.000
b. Q với điều kiện MP = MC = P
c. Q = 20.000
d. Q = 10.000
Câu 21/ Giải pháp can thiệp nào của Chính phủ đối với doanh nghiệp trong thị trường độc quyền hoàn toàn buộc doanh nghiệp phải gia tăng sản lượng cao nhất:
a. Đánh thuế không theo sản lượng.
b. Quy định giá trần bằng với giao điểm giữa đừơng cầu và đường MC.
c. Đánh thuế theo sản lượng.
d. Quy định giá trần bằng với MR.
Câu 22/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = Q, bán hàng trên hai thị trường có hàm số cầu như sau: P1 = - Q /10 +120, P2 = - Q /10 + 180, Nếu doanh nghiệp phân biệt giá trên hai thị trường thì giá thích hợp trên hai thị trường là:
a. 109,09 và 163,63
b. 136,37 và 165
c. 110 và 165
d. Các câu trên đều sai
Câu 23/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng:P = - Q + 2400.Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3, chi phí biên là 10.Vậy giá bán ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:
a. 10
b. 15
c. 20
d. Các câu trên đều sai
Câu 24/ Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q 2 - 5Q +100, hàm số cầu thị trường có dạng:P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp:
a. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ.
b. Tối đa hóa doanh thu.
c. Tối đa hóa lợi mhuận
d. Các câu trên đều sai.
Câu 25/ Trong ngắn hạn của thị trường độc quyền hoàn toàn, câu nào sau đây chưa thể khẳng định:
a. Doanh thu cực đại khi MR = 0
b. Để có lợi nhuận tối đa luôn cung ứng tại mức sản lựong có cầu co giãn nhiều
c. Doanh nghiệp kinh doanh luôn có lợi nhuận.
d. Đường MC luôn luôn cắt AC tại AC min
Câu 26/ Doanh nghiệp độc quyền bán phân chia khách hàng thành 2 nhóm, cho biết phương trình đường cầu của 2 nhóm này lần lượt là: Q1 = 100 - (2/3)P1 ; Q2 = 160 - (4/3)P2 ; tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp độc quyền TC = 30Q + 100. Để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, và không thực hiện chính sách phân biệt giá, thì mức giá và sản lượng (P và Q) chung trên 2 thị trường lúc này là:
a. P = 75 ; Q = 60
b. P = 80 ; Q = 100
c. P = 90 ; Q = 40
d. tất cả đều sai.
Câu 27/ Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSxy) thể hiện:
a. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng hữu dụng không đổi
b. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường
c. Tỷ Giá giữa 2 sản phẩm
d. Độ dốc của đường ngân sách
Câu 28/ Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng:
a. Đạt được mức hữu dụng như nhau
b. Đạt được mức hữu dụng giảm dần
c. Đạt được mức hữu dụng tăng dần
d. Sử dụng hết số tiền mà mình có
Câu 29/ Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là PX, PY và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MUX/PX = MUY/PY
b. MRSxy = Px/Py
c. MUX/ MUY = Px/PY
d. Các câu trên đều đúng
Câu 30/ Trong giới hạn ngân sách và sở thích, để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ mua số lượng sản phẩm theo nguyên tắc:
a. Hữu dụng biên của các sản phẩm phải bằng nhau.
b. Số tiền chi tiêu cho các sản phẩm phải bằng nhau.
c. Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của các sản phẩm phải bằng nhau.
d. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá rẽ hơn.
Đáp án của đề thi: Đề 1
1[ 1]a... 2[ 1]b... 3[ 1]a... 4[ 1]c... 5[ 1]a...
6[ 1]a... 7[ 1]d... 8[ 1]a... 9[ 1]a... 10[ 1]d...
11[ 1]b... 12[ 1]a... 13[ 1]a... 14[ 1]d... 15[ 1]a...
16[ 1]c... 17[ 1]a... 18[ 1]a... 19[ 1]d... 20[ 1]a...
21[ 1]b... 22[ 1]c... 23[ 1]b... 24[ 1]b... 25[ 1]c...
26[ 1]b... 27[ 1]a... 28[ 1]a... 29[ 1]d... 30[ 1]c...
31[ 1]a... 32[ 1]c... 33[ 1]b... 34[ 1]c... 35[ 1]b...
36[ 1]a... 37[ 1]a... 38[ 1]c... 39[ 1]c... 40[ 1]a...
41[ 1]a... 42[ 1]d... 43[ 1]c... 44[ 1]a... 45[ 1]d...
46[ 1]a... 47[ 1]d... 48[ 1]c... 49[ 1]d... 50[ 1]a...
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ 5 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô có đáp án dưới đây.
Tham khảo thêm
- pdf Bài tập tự luận Kinh tế vi mô có lời giải chi tiết
- pdf Một số câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
- pdf Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô có đáp án
- pdf Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án - ĐH Đông Á
- pdf Bài tập Kinh tế vi mô có lời giải - Hệ số co giãn cầu theo giá