Collection Interface trong Java

Collection interface là interface cha của collections framework trong Java. Interface này không được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, nó được sử dụng thông qua các subinterface như List, Set và Queue. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Collection interface trong Java. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Collection Interface trong Java

1. Collection Interface là gì?

Collection Interface trong Java là nền tảng mà trên đó Collection Framework được xây dựng. Nó khai báo các phương thức core mà tất cả Collection sẽ có. Những phương thức này được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bởi vì tất cả tập hợp triển khai Collection, tương tự như các phương thức của nó là cần thiết cho Framework đó. Một số phương thức này có thể ném một UnsupportedOperationException.

STT Phương thức và Miêu tả
1 boolean add(Object obj)

Thêm obj tới Collection đang gọi. Trả về true nếu obj được thêm tới Collection đó. Trả về false nếu obj đã là một thành viên trong Collection đó, hoặc nếu Collection đó không cho phép các bản sao

2 boolean addAll(Collection c)

Thêm tất cả phần tử của c tới Collection đang gọi. Trả về true nếu hoạt động này thành công (ví dụ: phần tử được thêm thành công). Nếu không là false

3 void clear( )

Gỡ bỏ tất cả phần tử từ Collection đang gọi

4 boolean contains(Object obj)

Trả về true nếu obj là một phần tử của Collection đang gọi. Nếu không là false

5 boolean containsAll(Collection c)

Trả về true nếu Collection đang gọi chứa tất cả phần tử của c. Nếu không là false

6 boolean equals(Object obj)

Trả về true nếu Collection đang gọi và obj là cân bằng nhau. Nếu không là false

7 int hashCode( )

Trả về hash code cho Collection đang gọi này

8 boolean isEmpty( )

Trả về true nếu Collection đang gọi là trống. Nếu không là false

9 Iterator iterator( )

Trả về một iterator cho Collection đang gọi

10 boolean remove(Object obj)

Gỡ bỏ một instance của obj từ Collection đang gọi. Trả về true nếu phần tử bị gỡ bỏ. Nếu không là false

11 boolean removeAll(Collection c)

Gỡ bỏ tất cả phần tử của c từ Collection đang gọi. Trả về true nếu Collection đã thay đổi (ví dụ: các phần tử bị gỡ bỏ). Nếu không là false

12 boolean retainAll(Collection c)

Trả về tất cả phần tử từ Collection đang gọi ngoại trừ những phần tử trong c. Trả về true nếu Collection đã thay đổi (ví dụ: các phần tử bị gỡ bỏ). Nếu không là false

13 int size( )

Trả về số phần tử được giữ trong Collection đang gọi

14 Object[ ] toArray( )

Trả về một mảng mà chứa tất cả phần tử được lưu trong Collection đang gọi. Các phần tử mảng này được sao chép từ các phần tử trong Collection

15 Object[ ] toArray(Object array[ ])

Trả về một mảng chỉ chứa các phần tử của Collection mà có kiểu đã so khớp với mảng đó

Ví dụ sau minh họa một số phương thức từ việc triển khai các lớp đa dạng của Collection Interface trong Java:

import java.util. * ;

public class CollectionsDemo {

  public static void main(String[] args) {
    List a1 = new ArrayList();
    a1.add("Zara");
    a1.add("Mahnaz");
    a1.add("Ayan");
    System.out.println(" Cac phan tu ArrayList");
    System.out.print("\t" + a1);

    List l1 = new LinkedList();
    l1.add("Zara");
    l1.add("Mahnaz");
    l1.add("Ayan");
    System.out.println();
    System.out.println(" Cac phan tu LinkedList");
    System.out.print("\t" + l1);

    Set s1 = new HashSet();
    s1.add("Zara");
    s1.add("Mahnaz");
    s1.add("Ayan");
    System.out.println();
    System.out.println(" Cac phan tu Set");
    System.out.print("\t" + s1);

    Map m1 = new HashMap();
    m1.put("Zara", "8");
    m1.put("Mahnaz", "31");
    m1.put("Ayan", "12");
    m1.put("Daisy", "14");
    System.out.println();
    System.out.println(" Cac phan tu Map");
    System.out.print("\t" + m1);
  }
}

Nó sẽ cho kết quả sau:

Cac phan tu ArrayList[Zara, Mahnaz, Ayan]
Cac phan tu LinkedList[Zara, Mahnaz, Ayan]
Cac phan tu Set[Zara, Mahnaz, Ayan]
Cac phan tu Map {
  Mahnaz = 31,
  Ayan = 12,
  Daisy = 14,
  Zara = 8
}

Trên đây là bài viết của eLib.VN về Collection Interface trong Java. Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc có thể áp dụng vào quá trình học lập trình Java của mình để tạo ra những đoạn code tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công!

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM