Bài 5: Pháp luật thuế

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 5: Pháp luật thuế sau đây để tìm hiểu về khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế, nội dung cơ bản của pháp luật thuế. Hy vọng bài học dưới đây sẽ giúp ích cho bạn .

Bài 5: Pháp luật thuế

1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế

1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế và pháp luật thuế

Khái niệm thuế

Thuế là hiện tượng không xa lạ đối với mỗi người dân. Hằng ngày khi tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ, chúng ta phải nộp thuế vào NSNN. Đa số các trường hợp, việc nộp thuế này không trực tiếp mà cơ quan thuế thu thuế gián tiếp thông qua các doanh nghiệp tại khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh. Người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là người chịu thuế cuối cùng. Trong số tiền mà người tiêu dùng chi trả cho người bán không chỉ bao gồm giá trị của hàng hoá, dịch vụ mà có cả phân tiền thuế cho nhà nước.

Như vậy, có thể khái quát thuế như sau:

Thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc mà cá nhân, tổ chức phải nộp vào NSNN theo quỵ định pháp luật. Nhà nước thực hiện quyền thu thuế thông qua việc ban hành pháp luật thuế để ấn định nghĩa vụ thuế của cá nhân và tổ chức.

Dưới góc độ kinh tế - xã hội, thuế là sự động viên của cải toàn xã hội để tái phân phối lại, hướng đến mục tiêu công bằng xã hội.

Đặc điểm của thuế

Thuế là một loại nghĩa vụ tài chính của cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với nghĩa vụ tài chính mà chúng ta thực hiện hằng ngày, nghĩa vụ thuế có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ thuế phát sinh trên cơ sở pháp luật, cụ thể là các luật thuế.

Thứ hai, thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên, tức không định đoạt bởi thượng đồ, thần linh... mà là một hiện tượng xã hội do con người định ra. Do vậy, việc ban hành hay thay đổi, chấm dứt một sắc thuế do con người quyết định dựa trên cơ sở là các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và tương quan lợi ích giữa nhà nước và công dân.

Thứ ba, thuế ra đời và tổn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Thuế, nhà nước và pháp luật là ba hiện tượng song hành trong xã hội có nhà nước.

Thứ tư, thuế là nguồn thu chính đổ tạo lập nên NSNN, đảm bảo điều kiện vật chất để bộ máy nhà nước vận hành và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ năm, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.

Khái niệm pháp luật thuế

Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

1.2 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế

Các đạo luật thuế là cơ sở pháp lí duy nhất làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Người nộp thuế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước khi và chỉ khi nghĩa vụ dó được quy định trực tiếp trong pháp luật thuế. Trong khi đó, nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho bên bán, nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi cho bên cho vay... là nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các hợp đồng. Nghĩa vụ nộp các khoản đoàn phí, hội phí phát sinh từ điều lệ, nội quy, nghị quyết... của tổ chức xã hội đó.

Chỉ có cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện của dân, do dân bầu mới có quyền ban hành, thay đổi một sắc thuế. Nguyên tắc này nhằm loại bỏ hiện tượng lạm quyền, tuỳ tiện làm gia tăng gánh nặng thuế của dân chúng.

Ví dụ: Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, các văn bản pháp luật về một sắc thuế cụ thể được Quốc hội ban hành dưới hình thức văn bản là đạo luật;

Chính phủ, các bộ chỉ ban hành các nghị định, thông tư nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế.

Nguyên tắc tránh đánh thuế trùng (thuế chồng lên thuế) hoặc đánh thuế hai lần đối với một đối tượng chịu thuế làm trầm trọng nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.

Nguyên tắc dung hoà lợi ích kinh tế giữa nhà nước và công dân trong pháp luật thuế, tránh hiện tượng lạm thu, tận thu dẫn đến tăng gánh nặng thuế cho người nộp thuế.

Nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động thu nộp thuế,

Các loại thuế theo pháp luật thuế Việt Nam

Hộ thống thuế của một quốc gia do nhiều sắc thuế hợp thành. Mỗi sắc thuế có những đặc điểm và chức năng riêng biệt, song giữa chúng cũng có những điểm tương đồng nhất định.

Dựa vào đối tượng chịu thuế, tức là đối tượng chịu sự tác động của thuế, hệ thống thuế Việt Nam chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Các sắc thuế thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Đây là những sắc thuế có đối tượng chịu thuế là các loại hàng hoá hoặc dịch vụ, tức là thuế đánh vào hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hoá.

Nhóm này bao gồm:

Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế thu từ phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông dến tiêu dùng. Đối tượng thuộc diện chịu thuế GTGT khá rộng, bao quát gần như toàn bộ các hàng hoá, dịch vụ.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu, thu từ hoạt động sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt có mục tiêu điều tiết và định hướng tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: thuốc lá, rượu, bia, ô tô dưới 12 chỗ ngồi, điều hoà nhiệt độ công suất nhỏ, hàng mã, dịch vụ karaoke, vũ trường, trò chơi trúng thưởng... là các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp, xa xỉ, độc hại cho sức khoẻ con người hoặc môi trường. Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối cao được tính theo tỉ lệ phần trảm giá bán của hàng hoá, dịch vụ đó nhưng chỉ thu một lần khi sản xuất hoặc nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu: là loại thuế thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hiện nay, để khuyến khích xuất khẩu, đa số các hàng hoá xuất khẩu có mức thuế là 0%. Mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau cho từng loại hàng hoá và còn phụ thuộc vào xuất xứ, nguổn gốc hàng hoá đó được nhập vào Việt Nam từ quốc gia khác.

Thuế bảo vệ môi trường: là thuế gián thu, có đối tượng chịu thuế là hàng hoá mà khi sử dụng chúng gây tác động xấu tới môi trường như: xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, dung dịch hydro-chloro-íluoro-carbon (HCFC), túi ni lông, thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng.

Nhóm 2: Thuế điều tiết thu từ thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập). Đây là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập của các cá nhân hoặc tổ chức. Mục tiêu của nhóm thuế này là động viên một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào NSNN.

Nhóm này bao gồm:

Thuế thu nhập cá nhân: là thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kì tính thuế. Thu nhập chịu thuế phán lớn là thu nhập có được từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác của cá nhân.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế của các tổ chức kinh doanh. Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập còn lại của doanh thu sau khi trừ các khoản chi phí trực tiếp liên quan để tạo doanh thu.

Nhóm 3: Thuế đánh vào quyền sử dụng và khai thác một số tài sản đặc biệt của Nhà nước.

Nhóm này bao gồm:

Thuế tài nguyên.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản có thể phải kê khai, nộp các loại thuế sau: (i) Thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó CÓ thu nhập chịu thuế; (ii) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp độ có thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; (iii) Thuế giá trị gia tăng nếu thuế GTGT đẩu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi thì phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT cho hoạt động nhập khẩu xe. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phải nộp thuế môn bài và các loại thuế sử dụng đất...

2. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế

2.1 Quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia quan hệ thu nộp thuế

Xuất phát từ bản chất của thuế nên các chủ thế tham gia quan hệ thu nộp thuế bao gồm:

Cơ quan thu

Cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan khác được nhà nước ủy quyền thu thuế, phí và lệ phí vào NSNN. Hệ thống cơ quan thuế được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thể từ trung ương đến cấp huyện bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế; hệ thống cơ quan hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan.

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Quản lí thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bồ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13.

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan trong Luật Hải quan ngày 29/6/2001 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

Người nộp thuế

Tổ chức, hộ gia dinh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, kể cả tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Việc xác định người nộp thuế cho từng sắc thuế cụ thể căn cứ vào các dạo luật thuế cụ thể.

Ví dụ: Đối với thuế GTGT thì người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu); Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp... Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Quản lí thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13, trong đó nghĩa vụ cơ bản là đăng kí thuế, thu thập ghi chép, quản lí sổ sách hoá đơn chứng từ, tự kê khai nộp thuế...

Chủ thể trung gian kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế, hải quan

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, được thành lập và hoạt động theo quy định của LDN, thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan theo thoả thuận với người nộp thuế.

2.2 Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đốn để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Đối tượng chịu thuế của từng sắc thuế cụ thể được quy định trong luật thuế đó theo phương thức liệt kê hoặc loại trừ.

Ví dụ: Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 20081 liệt kê 10 loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong khi đó Điều 3 Luật Thuế GTGT ngày 03/6/2008 quy định: “Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng liệt kê tại Điều 5 của luật này”. Điều 5 Luật Thuế GTGT liệt kê 25 nhóm hàng hoá là đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.

Cùng một dối tượng (hàng hoá, dịch vụ, thu nhập) song có thể là đối tượng chịu thuế của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau.

Ví dụ: Một chiếc ô tô 5 chỗ ngồi nhập khẩu là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu... Điều này được lí giải bởi sự khác biệt trong bản chất, mục tiêu và ý nghĩa của từng loại thuế.

2.3 Cơ sở xác định nghĩa vụ thuế (căn cứ tính thuế)

Căn cứ tính thuế là nội dung quan trọng nhất trong một văn bản luật thuế bởi dựa vào đó, cả dối tượng nộp thuế và cơ quan thuế xác định cụ thể số thuế phải nộp vào NSNN. Căn cứ tính thuế gồm: cơ sở tính thuế và thuế suất, a) Cơ sở tính thuế: Đổi với các loại thuế có đối tượng chịu thuế là hàng hoá, tài sản, dịch vụ thì cơ sở tính thuế là giá trị của hàng hoá, tài sản, dịch vụ ấy (giá tính thuế); Đối với thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế chính là thu nhập của đối tượng nộp thuế,

Thuế suất: là con số ấn định, thường được tính bằng tỉ lệ phẩn trăm trôn cơ sở tính thuế. Trong một số trường hợp định, mức thuế là một con số tuyệt đối nhất định bằng tiền đối với từng loại vật chịu thuế.

Ví dụ: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đa phấn là 20%; thuế suất thuế GTGT có ba nhóm: 0%; 5% và 10%.

2.4 Các quy định pháp luật về miễn thuế, giảm thuế

Các chế độ miễn thuế, giảm thuế thông thường được quy định thành một chương riêng trong các luật thuế. Các cá nhân và tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế có những hoàn cảnh và sự kiện dự liệu trong luật được giảm một phần số thuế phải nộp hoặc được giảm nghĩa vụ nộp thuế trong một thời hạn nhất định nhằm khuyến khích đầu tư, giảm thiều gánh nặng thuế khi gặp sự cố thiên tai hoặc nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội.

2.5 Quy trình thủ tục kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế

Đây là nhóm các quy định pháp luật về trình tự thủ tục trong suốt quy trình thực hiện nghĩa vụ thuế, bắt đầu từ khâu đăng kí thuế và kết thúc ở khâu quyết toán thuế và thường phân bố rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Quản lí thuế, các dạo luật thuế về các sắc thuế cụ thể.

2.6 Các hành vi vi phạm pháp luật thuế và chế tài áp dụng

Theo Điều 103 Luật Quản lí thuế 2006, người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:

Hành vi vi phạm về thủ tục thuế

Hành vi vi phạm về thủ tục thuế bao gồm các hành vi nộp hổ sơ không đúng theo thời hạn pháp luật cho phép; khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; vi phạm các quy định về cung cáp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hoặc vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Hành vi chậm nộp tiền thuế

Theo quy định của pháp luật thuế thì chậm nộp tiền thuế là việc người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lí thuế, thời hạn trong quyết định xử lí của cơ quan quản lí thuế hoặc người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nhưng đã tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện.

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

Hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Trốn thuế, gian lận thuế là việc người nộp thuế hoặc không thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật quản lí thuế quy định hoặc có thực hiện các nghĩa vụ thuế nhưng bằng những nghiệp vụ kinh tế khác nhau để làm tăng số tiền được hoàn, tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoặc làm giảm số tiền thuế phải nộp vào NSNN.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 5: Pháp luật thuế được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM