Bài 4: Những vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn tại Việt Nam

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Bài 4: Những vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn tại Việt Nam cung cấp các nội dung chính bao gồm khái niệm tín dụng ngắn hạn, phạm vi áp dụng tín dụng ngắn hạn, đối tượng cho vay, nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn, những nhu cầu vốn không được cho vay, những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay,...mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 4: Những vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn tại Việt Nam

1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cho các chủ thể có nhu cầu vốn vay, thu hồi vốn gốc và lãi với thời hạn dưới 12 tháng.

2. Phạm vi áp dụng tín dụng ngắn hạn

Bên cho vay:

Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung năm 2010), đã được cấp giấy phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều được cho vay ngắn hạn. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ phải được phép hoạt động ngoại hối.

Bên đi vay:

Là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội có nhu cầu vay vốn gồm:

Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm

Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tố chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự.

  • Cá nhân
  • Hộ gia đình
  • Tổ hợp tác
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh

Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

3. Đối tượng cho vay

Giá trị vật tư, hàng hóa (kể cả thuế GTGT) và các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống...

Các nhu cầu tài chính hợp lý:

Ví dụ: Thuế xuất nhập khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu, nếu giá trị lô hàng xuất nhập khẩu đó được hình thành bằng vốn vay của ngân hàng.

Các hạng mục không cho vay gồm:

  • Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước (trừ thuế xuất nhập khẩu nói ở trên).
  • Số tiền để trả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khác.
  • Số lãi vay phải trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
  • Lãi suất cho vay do Ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng.

Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng cho vay xác định và công bố công khai lãi suất cho vay theo từng loại khách hàng, từng đôi tượng cho vay

4. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn

4.1 Nguyên tắc của tín dụng

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
  • Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.

4.2 Điều kiện vay vốn

Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

  • Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
  • Cá nhân và chù doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
  • Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
  • Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của đất nước mà pháp nhân đó có quốc tịch, hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định, hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

  • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
  • Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
  • Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

5. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu sau:

  • Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
  • Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
  • Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của NHNN.

6. Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay

Những trường hợp không được cho vay: (theo điểm 1 Điều 77 Luật các Tổ chức Tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010).

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong những trường hợp sau đây:

  • Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng GĐ (GĐ), Phó TGĐ (Phó GĐ) của tổ chức tín dụng.
  • Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay.
  • Bố, mẹ, vợ, chồng, con thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng GĐ (GĐ), Phó TGĐ (Phó GĐ)

Hạn chế cho vay (theo điểm 1 Điều 78 Luật các Tổ chức Tín dụng đã được sửa đổi bổ sung năm 2010) những đối tượng sau đây hạn chế cho vay không có đảm bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với các đối tượng:

  • Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiếm toán tại tố chức tín dụng cho vay, thanh tra đang thực hiện thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay, kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay.
  • Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng.
  • Doanh nghiệp có một trong những quy định nêu tại phần a của mục này.
  • Hạn chế về tổng dư nợ cho vay đốì với các đốì tượng quy định trên đây không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

7. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tố chức tín dụng và khách hàng.

Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn còn lại của quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay thì có các thể loại sau:

  • Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
  • Cho vay trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 đến 60 tháng
  • Cho vay dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên.

8. Quy trình cho vay

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quã trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

Tùy theo góc độ nghiên cứu mà quy trình cấp tín dụng có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau.

Cách 1: Phăn theo tiêu chí cấp tín dụng: nếu lấy cấp tín dụng làm tiêu chí thì quy trình tín dụng được chia làm các bước như sau: trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng.

Cách 2: Phản theo các hoạt động có tính chất nghiệp vụ của ngân hàng thì việc cấp tín dụng được xem như một hoạt động đặc biệt quan trọng của ngân hàng, và xem đây như là một thể thống nhất của hàng loạt hoạt động nghiệp vụ của nhiều người, có quan hệ đến hệ thông kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng. Từ đó quy trình tín dụng được chia thành các bước: lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng, thẩm định (phân tích tín dụng), quyết định tín dụng, giải ngân, giảm và thu hồi khoản tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng...

Tùy theo nhu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng, cán bộ tín dụng cần xác định cách lập hồ sơ, tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn một cách thích hợp để đảm bảo chất lượng và thời gian. Tuy nhiên cả hai cách đều phải đảm bảo các bước chính sau:

Bước 1: Lập hồ sơ yêu cầu câp tín dụng, tiếp xúc tìm hiểu khách hàng

Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng để ngân hàng chính thức nghiên cứu thẩm định. Đây chính là cơ sở để ngân hàng tiến hành thẩm định. Số lượng giấy tờ hồ sơ trong giai đoạn này phụ thuộc các yếu tố:

  • Loại khách hàng.
  • Loại và kỹ thuật cấp tín dựng.
  • Quy mô nhu cầu cấp tín dụng.

Những thông tin mà khách hàng thường phải cung cấp gồm:

Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng.

  • Đối với pháp nhân: giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, biên bản góp vốn, các tài liệu liên quan đến quản lý vốn và tài sản, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp, văn bản ủy quyền hay bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền...
  • Đối với thể nhân: giấy chứng minh nhân dân, giấy hôn thú, sổ hộ khẩu.

Những tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng: dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. Người vay vốn cần giải trình rõ mục đích sử dụng vốn vay, các điều kiện để thực hiện phương án, kế hoạch sử dụng vốn vay, tính toán hiệu quả kinh tế của khoản vay, nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ. Đối với khoản vay trung dài hạn khách hàng phải gửi cho ngân hàng các văn bản được cấp có thẩm quyền duyệt...

Những tài liệu chứng minh khả năng tài chính hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng.

  • Đối với pháp nhân: Báo cáo kế toán trong ba kỳ gần nhất (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một Số báo cáo kế toán khác)
  • Đối với thể nhân: Cá thể, hộ gia đình... không hạch toán kế toán nhưng cũng có một bản kê về vốn chủ sở hữu, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nợ phải thu....

Những tài liệu liên quan đến đảm bảo tiền vay: (quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19-5-2003 Hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng) tùy theo hình thức vay khách hàng vay phải xuất trình những tài liệu như: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, máy móc trang thiết bị, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, các giấy tờ này phải có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và lưu lại ở tố chức tín dụng trong thời gian cầm cố, thế chấp vay vốn.

Ngoài các giấy tờ như trên trong hồ sơ luôn phải có giấy đề nghị cấp tín dụng của cản bộ đề nghị với giám đốc tổ chức tín dụng quyết định kèm theo

Để quyết định cho vay hay từ chối cho vay, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phần tích các nguồn thông tin về khách hàng. Nguồn thông tin để phân tích ở giai đoạn này rất phong phú và đa dạng cả về chủng loại cũng như phương pháp thu thập. Ngoài những nguồn thông tin mà khách hàng tự khai ở hồ sơ vay vốn, ngân hàng còn phải kiêm tra lại độ chính xác và tính cập nhật của những dữ liệu, và xác định mức độ đầy đủ của các thông tin đó. Để thu thập thêm thông tin cần thiết đáp ứng cho việc phân tích tín dụng. Cơ sở tìm hiểu khách hàng là:

  • Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
  • Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng hoặc từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là từ Trung tâm Thông tin Phòng ngừa và Xử ly Rủi ro (CIC của NHNNVN).
  • Các cơ quan chức năng khác như thuế, pháp luật....
  • Trực tiếp phỏng vấn khách hàng cũng như nhân viên của công ty. Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước 2: Thẩm định (phân tích tín dụng) khách hàng và phương án vay vốn

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Một khoản tín dụng chỉ được cấp khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng và khả nàng trả nợ. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với những loại rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:

  • Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo thể lệ, quy trình cụ thế đối với loại cho vay đó, đảm bảo khả năng cho vay thu được nợ đúng thời hạn. Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo đúng chế độ quy định. Nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng. 
  • Tùy theo nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa phải đảm bảo về chất lượng và thời gian. Tuy nhiên cần chú trọng tập trung các vấn đề sau:

Năng lực pháp lý của khách hàng

  • Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn ngân hàng Đối với thể nhân vay vốn: Người vay phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
  • Đối với pháp nhăn: Phải có năng lực pháp luật dân sự
  • Ngoài ra còn thẩm định xem khách hàng có thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay không?

Tính cách và uy tín của khách hăng

Thẩm định về tính cách và uy tín khách hàng đê hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo của một số khách hàng ngay từ ban đầu.

Năng lực tài chính của khách hàng

  • Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định khả răng tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh; khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay của ngân hàng theo chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính.
  • Khi phân tích tài chính có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá như: hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động (vòng quay vốn ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay khoản phải thu...), hệ thông chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và tình hình tài chính (hệ số tự tài trợ, hệ số nợ, hệ số tài trợ đầu tư...), hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh...), hệ thông chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận...).
  • Việc phản loại nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) Sau khi các TCTD thu nợ - tính nợ - tính lãi cho các hợp đồng tín dụng thì việc phân loại nợ được tiến hành như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn, đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đôi với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tố chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời han nơ đã cơ cấu lai.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đả được cơ cấu lại;

Trường hợp một khách hàng có nhiều khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ nào đó bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn, thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ’ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Cả hai trường hợp này tùy theo mức độ mà có thể xếp vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cho phù hợp.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đôi với các nhóm nợ như sau:

  • Nhóm 1:    0%
  • Nhóm 2:    5%
  • Nhóm 3:    20%
  • Nhóm 4:    50%
  • Nhóm 5:    100%

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tồ chức tín dụng.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị của tài sản bảo đảm

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Giá trị của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

  • Giá trị thị trường của vàng. Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
  • Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

Bảng 1: Quy định tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm

(Theo Quyết định 493 /2005 /QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN ban hành ngày 22 /4 /2005)

Đối với các khoản cho thuê tài chính: tài sản cho thuê được tính là tài sản bảo đảm.

Dự phòng chung

  • Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
  • Trong thời hạn tối đa đến 2009 (5 năm kể từ ngày Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 có hiệu lực thi hành), tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung.

Sử dụng dự phòng

  • Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây: Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. Các khoản nợ thuộc nhóm 5, riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
  • Việc sử dụng cụ dự phòng trong những trường hợp cụ thế theo quy định hiện hành của Nhà nước

Bước 3: Thanh lý hợp đồng tín dụng - lưu trữ hồ sơ tín dụng

  • Trong bước thanh lý hợp đồng cho vay (người vay trả hết vốn vay, lãi, chi phí khác) nhân viên giao dịch phối hợp với nhân viên tín dụng kiểm tra kỹ lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh thu sót, thu dư và sau đó thực hiện thu vốn, lãi. Nhân viên tín dụng trình lãnh đạo ký thanh lý sau khi hợp đồng tín dụng kèm chứng từ thu vốn thu lãi sau cùng, đồng thời thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng theo đúng quy định về thế chấp, cầm cố về tài sản do NHNNVN ban hành và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường.
  • Thanh lý hợp đồng tín dụng xong thì tiến hành lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Những vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn tại Việt Nam được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngày:16/11/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM