Bài 2: Tích phân xác định - Tích phân xác định, Tích phân suy rộng
Bài giảng Toán cao cấp Bài 2: Tích phân xác định - Tích phân xác định, Tích phân suy rộng cung cấp các nội dung chính bao gồm các phương pháp tính tích phân xác định, tích phân suy rộng. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
Bài 2: Tích phân xác định - Tích phân xác định, Tích phân suy rộng
1. Các phương pháp tính tích phân xác định
1.1 Phương pháp đổi biến số
a. Cho b∫af(x)dx với f liên tục trên [a, b]
Nếu x=φ(t) thỏa:
i) φ khả vi liên tục trên [a, P] ii) φ(α)=a,φ(β)=b iii) Khi t biến thiên trên [α,β] thì x biến thiên trên [a, b]
Khi đó, ta có b∫af(x)dx=β∫αf[φ(t)]φ′(t)dt
Chứng minh: Giả sử F là nguyên hàm của f trên [a,b]
Ta có: b∫af(x)dx=F(b)−F(a) (1)
β∫αf(φ(t))φ′(t)dt=F[φ(t)]|βα=F(φ(β))−F(φ(α))=F(b)−F(a) (2)
(1) và (2) ⇒ đpcm
Ví dụ: Tính 2∫−2√4−x2dx=22∫0√4−x2dx
Đặt x=2sint,0≤t≤π2⇒dx=2costdtvà t=arcsinx2
x0=0⇒t0=0,x1=2⇒t1=π1
Suy ra 22∫0√4−x2dx=2π2∫0√4−4sin2t2costdt
=2π2∫04cos2tdt=4π2∫0(1+cos2t)dt=4[t+12sin2t]|π20=2π
b. Cho f liên tục trên [a,b]. Nếu u = h(x) thỏa:
i) h khả vi đơn điệu trên [a, b] ii) Khi x biến thiên trên [a, b] ta có f(x)dx được viết dưới dạng g(u)du
thì b∫af(x)dx=h(b)∫h(a)g(u)du=b∫ag(h(x))h′(x)dx
Chứng minh: tương tự
Ví dụ: π4∫π6cosxdx2+3sin2x
Đặt u=sinx⇒du=cosxdx
x0=π6⇒u0=12x1=π4⇒u1=sinπ4=1√2
⇒π/4∫π/6cosxdx2+3sin2x=1/√2∫1/2du2+3u2=131/√2∫1/2du2/3+u2
=√3213arctf√3√2u|1√212=1√6[√32−arctg√32√2]
1.2 Tích phân từng phần
Cho u=u(x),v=v(x)là các hàm khả vi và có đạo hàm liên tục trên [a,b]. Khi đó b∫audv=uv|ba−b∫avdu
Ví dụ 1: 1∫−12xarctgxdx
Đặt
u=arctgx⇒du=dx1+x2dv=xdx,chonv=12(x2+1)
⇒1∫−12xarctgxdx=12(x2+1)arctgx|1−12−1∫−1212dx=π4+58arctg12−34
Ví dụ 2:
i) Chứng minh π2∫0sinnxdx=π2∫0cosnxdx
ii) Tính π2∫0sinnxdx
Giải
i) Đặt
x=π2−u⇒dx=−du,u=π2−xx0=0⇒u0=π2,x1=π2⇒u1=0
π2∫0sinnxdx=0∫π2sinn(π2−u)(−du)=π2∫0cosnudu=π2∫0cosnxdx
ii) π2∫0sinnxdx=π2∫0sinn−1xsinxdx với n∈N,n≥2
Đặt u=sinn−1x⇒du=(n−1)cosx.sinn−2xdx
dv=sinxdx chọn v=−cosx
⇒In=π2∫0sinnxdx=π2∫0sinn−1xsinxdx
=−cosxsinn−1x|π20+(n−1)π2∫0cos2xsinn−2xdx
=(n−1)π2∫0(1−sin2x)sinn−2xdx=(n−1)In−2−(n−1)In
⇒nIn=(n−1)In−2⇒In=n−1nIn−2=n−1nn−3n−2In−4=n−1nn−3n−2n−5n−4In−6....
Vậy
In={n−1n.n−3n−2.n−5n−4....78.56.34.12I0(n=2k)n−1n.n−3n−2.n−5n−4....89.67.45.23I1(n=2k+1)
mà I0=π/2∫0sin0xdx=π2;I1=π/2∫0sinxdx=−cosx|π20=1
⇒In={(2k−1)!!(2k)!!π2(n=2k)(2k)!!(2k−1)!!(n=2k+1)
Qui ước:
(2k)!!=2.4.6.8....(2k−2)(2k)(2k−1)!!=1.3.5...(2k−1)(2k+1)
2. Tích phân suy rộng
Tích phân xác định b∫af(x)dx đã xét ở trên với [a,b] hữu hạn và f liên tục trên [a,b] hoặc f có số hữu hạn điểm gián đoạn loại 1 trên [a,b].
Trong phần này ta xét:
- Tích phân trên một khoảng vô hạn.
- Tích phân trên [a,b] và trên [a,b] có điểm gián đoạn vô cùng.
2.1 Tích phân trên môt khoảng vô hạn:
Cho hàm số f xác định trên [a,+∞) khả tích trên [a,b],∀b≥a . Khi đó tích phân xác định b∫af(x)dx là tồn tại ∀b≥a
Định nghĩa:
i) Cho f xác định trên [a,+∞) khả tích trên [a,b],∀b≥a .Ta định nghĩa tích phân suy rộng của f trên [a,+∞) là:
+∞∫af(x)dx=limb→+∞b∫af(x)dx
ii) Tương tự, nếu hàm số f khả tích trên [c,a],∀c≤a, ta định nghĩa tích phân suy rộng của f trên (−∞,a] là
a∫−∞f(x)dx=limc→−∞a∫cf(x)dx
iii) Cho f xác định trên (−∞;+∞) và khả tích trên mọi khoảng đóng [a,b],b≥a .Ta định nghĩa tích phân suy rộng của f trên (−∞;+∞) là
+∞∫−∞f(x)dx=a∫−∞f(x)dx+−∞∫af(x)dx=limc→−∞a∫cf(x)dx+limb→+∞b∫af(x)dx
Ví dụ 1:
+∞∫2dx(x+3)(x+8)=limb→+∞b∫2dx(x+3)(x+8)=limb→+∞15ln|x+3x+8||b2=15ln2
Vậy tích phân suy rộng trên là hội tụ
Ví dụ 2: +∞∫−∞x4dxx10+1
Vì x4dxx10+1 là hàm chẵn nên
I=2+∞∫0x4dxx10+1=2limb→+∞b∫0x4dxx10+1=25limb→+∞b5∫0du(u2+1)=25limb→+∞[arctgu]|b50=π5(u=x5)
Ví dụ 3: Khảo sát sự hôi tụ của +∞∫1duxα
(i) α=1
+∞∫1dux=limb→+∞dx∫1dxx=limb→+∞[lnx]|b1=+∞⇒phân kỳ
(ii) α≠1
+∞∫1duxα=limb→+∞b∫1xαdx=limb→+∞11−α[x−α+1]|b1=11−αlimb→+∞(b1−α−1)={11−α(α>1)+∞(α<1)
Tóm lại: +∞∫1duxα hội tụ nếu α>1 và phân kỳ nếu α≤1
2.2 Tích phân trên [a, b] có điểm gián đoạn vô cực
Định nghĩa:
i) Nếu hàm số f khả tích trên [a+ε,b],∀ε>0 và limx→a+|f(x)|=+∞, ta định nghĩa tích phân suy rộng của f trên [a,b] là
b∫af(x)dx=limε→0+b∫a+εf(x)dx=limx→a+b∫xf(x)dx
ii) Nếu hàm số f khả tích trên [a,b−ε],∀ε>0 và limx→b−|f(x)|=+∞ ta định nghĩa tích phân suy rộng của f trên [a,b] là
b∫af(x)dx=limε→0+b−ε∫af(x)dx=limx→b−x∫af(x)dx
iii) Nếu hàm số f khả tích trên [a,c−ε],∀ε>0,f khả tích trên [c+ε,b],∀ε>0 và limx→c|f(x)|=+∞ , ta định nghĩa:
b∫af(x)dx=c∫af(x)dx+b∫cf(x)dx=limε→0+c−ε∫af(x)dx+limε→0+b∫c+εf(x)dx
Ví dụ: Xét 2∫−2dx√4−x2
Ta có: limx→2−1√4−x2=+∞;limx→2+1√4−x2=+∞
2∫−2dx√4−x2=0∫−2dx√4−x2+2∫0dx√4−x2=limε→0+0∫−2+εdx√4−x2+limε→0+2−ε∫0dx√4−x2
=limε→0+arcsinx2|0−2+ε+limε→0+arcsinx2|2+ε0=limε→0+(−arcsin−2+ε2)+limε→0+arcsin2−ε2=−(−π2)+π2=π
2.3 Một số tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng
Ta chỉ xét trường hợp f xác định trên [a,+∞), khả tích trên [a,b],∀b≥a. Trường hợp (−∞,a] hay trường hợp [a,b] (với limx→a+|f(x)|=+∞haylimx→b−|f(x)|=+∞) được xét bằng cách đưa về dạng +∞∫af(x)dx
- Đốì với tích phân b∫+∞f(x)dx ta đổi biến u=−x,du=−dxvà b∫−∞f(x)dx=lima→−∞b∫af(x)dx=lima→−∞−b∫−af(−u)(−du)=limc→+∞c∫−bg(u)du=+∞∫−bg(u)du
- Đối với tích phân ta đổi biến b∫af(x)dx,limx→a+|f(x)|=+∞ ta đổi biến u=1x−a. Khi đó b∫af(x)dx=limε→0+∫ba+εf(x)dx=limε→0+∫1b−a1ε(a+1u)(−duu2)=∫+∞1b−ag(u)du
- Đối với tích phân b∫af(x)dx,limx→b−|f(x)|=+∞ ta đổi biến u=1b−x. Khi đó b∫af(x)dx=limε→0+∫b−εaf(x)dx=limε→0+∫1ε1b−a(b−1u)(duu2)=∫+∞1b−ag(u)du
Định nghĩa:
i) Nếu +∞∫a|f(x)|dx hội tụ, ta có +∞∫af(x)dx hội tụ tuyệt đối.
ii) Nếu +∞∫af(x)dx hội tụ nhưng +∞∫a|f(x)|dx không hội tụ ta nói +∞∫af(x)dx hội tụ không tuyệt đối, hay bán hội tụ.
Ví dụ 1: Khảo sát sự hội tụ của +∞∫1dx√1+x33√1+x5
Nhắc lại: +∞∫1dxxα hội tụ khi α>1, phân kỳ khi α≤1,∀x≥1 ta có: x√1+x33√1+x5≤xx32x53=1x136
Mà tích phân +∞∫1dxx136 hội tụ (vì α=13/6>1) suy ra +∞∫1xdx√1+x33√1+x5 hội tụ.
Ví dụ 2: Xét sự hội tụ của +∞∫1(x+5)dx3√x√1+x3
Cách 1: ∀x≥1, ta có
(x+5)3√x√1+x3≥xx13√x3+x3=x√2x13x32=1√2x56
Mà tích phân +∞∫1dx√2x56 phân kỳ (vì α=5/6<1) suy ra +∞∫1(x+5)dx3√x√1+x3 phân kỳ
Cách 2:
Ta có: limx→+∞(x+5)3√x√1+x31/x56=1
⇒+∞∫1(x+5)3√x√1+x3và +∞∫1dxx56 cùng bản chất.
Ví dụ 3: Khảo sát sự hội tụ của +∞∫0sinx2dx
Tích phân +∞∫0sinx2 cùng bản chất với +∞∫√π2sinx2dx
Ta có: +∞∫√π2sinx2dx=limb→+∞b∫√π2sinx2dx=limb→+∞b2∫√π2sint2√tdt
Đặt u=12√t⇒du=−14t32dt;dv=sintdtchọn v=−cost
I=limb→+∞−12√tcost|bπ2−limb→+∞b∫π2costdt4t32=+∞∫π2costdt4t32
Mà |costdt4t32|≤14t32 và +∞∫π214t32dt hội tụ (α=3/2>1)
⇒+∞∫π2|costdt4t32|dt hội tụ ⇒+∞∫π2costdt4t32dt hội tụ ⇒+∞∫0sinx2dx hội tụ.
Trên đây là nội dung bài giảngBài 2: Tích phân xác định - Tích phân xác định, Tích phân suy rộng được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Tích phân xác định - Khái niệm, điều kiện, tính chất của tích phân xác định