Bài 1: Đạo hàm
Mời các bạn cùng eLib tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Đạo hàm sau đây để tìm hiểu về định nghĩa và ý nghĩa hình học, vài ví dụ tính đạo hàm bằng định nghĩa, ý nghĩa hình học của đạo hàm, vài qui tắc tính đao hàm, đạo hàm của hàm hợp, đạo hàm của hàm ngược.
Mục lục nội dung
Bài 1: Đạo hàm
1. Định nghĩa và ý nghĩa hình học
Định nghĩa: Cho hàm số f xác định trên khoảng mở I chứa x0. Nếu giới hạn limh→0f(x0+h)−f(x0)h tồn tại hữu hạn thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của f tại x0.
Kí hiệu: f′(x0)=limh→0f(x0+h)−f(x0)h
=limΔx→0f(x0+Δx)−f(x0)Δx=limΔx→0ΔyΔx
Nếu f'(x0) tồn tại ta nói f có đạo hàm tại x0
Khi f'(x0) tồn tại, ta có f′(x0)=limx→x0f(x)−f(x0)x−x0
Nếu f có đạo hàm tại mọi x thuộc I, khi đó f có đạo hàm trên I và gọi hàm số f′:I→R là đạo hàm của hàm f.
Nếu limh→0−f(x0+h)−f(x0)h=limx→x−0f(x)−f(x0)x−x0 tồn tại hữu hạn thì giới hạn đó gọi là đạo hàm bên trái tại x0.
Kí hiệu: f′(x−0)=limh→0−f(x0+h)−f(x0)h
Tương tự: f′(x+0)=limh→0+f(x0+h)−f(x0)h=limx→x+0f(x)−f(x0)x−x0đạo hàm bên phải tại x0 của f.
Nhận xét:
i) f′(x−0) tồn tại ⇔f′(x−0),f′(x+0) tồn tại và f′(x−0)=f′(x+0)
ii) Có khi f′(x−0) và f′(x+0) tồn tại nhưng f′(x0) không tồn tại.
Ví dụ: Xét f(x)=|x|.
Ta có: f′(0+)=limh→0+|0+h|−|0|h=1
f′(0−)=limh→0−|0+h|−|0|h=−1
Nhưng f'(0) không tồn tại.
2. Vài ví dụ tính đạo hàm bằng định nghĩa
- y=f(x)=xn
y′=f′(x)=limh→0(x+h)n−xnh
=limh→0xn+nxn−1h+n(n−1)2!xn−2h2+...+hn−xnh
=limh→0hnxn−1+n∑k=2n!k!(n−k)hkxn−kh=nxn−1
- y=f(x)=cosx
Ta có: (cosx)′=limh→0cos(x+h)−cosxh=limh→0−2sin(x+h2)sinh2h
=limh→0[−sin(x+h2)sinh2h2]=limh→0[−sin(x+h2)]=−sinx
Ghi chú: Vì sinx liên tục nên =limh→0sinx(x+h2)=sinx
Tổng quát: Đẳng thức limh→0f(x0+h)=f(x0) chỉ đúng khi f liên tục tại x0.
Ví dụ: f(x)={sinxxx≠03x=0
Ta có: limh→0f(0+h)=limh→0sin(h)h=1≠f(0)=3
- y=f(x)=tgx
(tgx)′=limh→0tg(x+h)−tgxh
limh→0sin(h)hcos(x+h)cosx=1cos2x=1+tg2x
- Tương tự: (sinx)′=cosx (cotgx)′=−1sin2x=−(1+cotg2x) (√x)′=limh→0√x+h−√xh=limh→0hh(√x+h+√x)=12√x(x>0) a>0,a≠1
(logax)′=limh→0ln(x+h)−lnxhlna=limh→0ln(x+hx)hlna
=1xlnalimh→0ln(1+hx)hx=1xlna
Nhắc lại limu→0ln(1+u)u=1
3. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Cho đường cong (C):y=f(x),M0(x0,f(x0))∈(C)
Xét cát tuyến MM1 và tiếp tuyến MT.
Đặt M1(x,y),β=(→Ox,→MM1),α=(→Ox,→MT)
Khi M1→M⇒MM1→MT⇒β→αvà tgα=limx→x0 mà tgβ=f(x)−f(x0)x−x0
⇒tgα=limx→x0f(x)−f(x0)x−x0=f′(x0)
⇒f′(x0) chính là hệ số góc (độ dốc) của tiếp tuyến với đường cong y = f(x) tại điểm M0(x0,f(x0)).
Phương trình tiếp tuyến với đường cong y = f(x) tại điểm M0(x0,f(x0)) là: y−f(x0)=f′(x0)(x−x0)
4. Định lý
f xác định trên khoảng mở chứa x0. Nếu f có đạo hàm tại x0 thì f liên tục tại x0.
Chứng minh:
f có đạo hàm tại x0⇒limx→x0f(x)−f(x0)x−x0 tồn tại hữu hạn
⇒ tồn tại khoảng mở I=(x0−α1,x0+α1)và ∃M sao cho |f(x)−f(x0)x−x0|≤M,∀x∈I và x≠x0
⇒|f(x)−f(x0)|≤M|x−x0|,∀x∈I
⇒limx→x0|f(x)−f(x0)|=0⇒limx→x0f(x)=f(x0)
⇒ f liên tục tại x0.
Ghi chú: điều ngược lại không đúng:
“f liên tục tại x0 ⇒ f có đạo hàm tại x0 ” là mệnh đề sai
Ví dụ: f(x) = IxI liên tục tại 0 nhưng không có đạo hàm tại 0.
f(x) = |(x-2)(x+5)| liên tục tại x = 2, x = -5 nhưng không có đạo hàm tại 2 và -5.
Nhận xét: Thông thường f(x) = |g(x)| sẽ không có đạo hàm tại những điểm x0 mà g(x) đổi dấu.
5. Vài qui tắc tính đao hàm
f, g xác định trên khoảng mở chứa x0. Nếu f'(x0) và g'(x0) tồn tại thì:
1)(f±g)′(x0)=f′(x0)±g′(x0)
2)(kf)′(x0)=kf′(x0)
3)(f.g)′(x0)=f(x0).g(x0)+f(x0).g′(x0)
4)(fg)′(x0)=f′(x0)g(x0)−g′(x0)f(x0)g2(x0)
Chứng minh:
1)(f+g)′(x0)=limh→0(f+g)(x0+h)−(f+g)(x0)h
=limh→0[f(x0+h)−f(x0)h+g(x0+h)−g(x0)h]=f′(x0)+g′(x0)
2)(kf)′(x0)=limh→0(kf)(x0+h)−(kf)(x0)h=limh→0k[f(x0+h)−f(x0)h]=kf′(x0)
3)(f.g)′(x0)=limh→0(f.g)(x0+h)−(fg)(x0)h=limh→0f(x0+h).g(x0+h)−f(x0)g(x0)h
=limh→0f(x0+h).g(x0+h)−g(x0+h)f(x0)+g(x0+h)f(x0)−f(x0)g(x0)h
=limh→0f(x0+h)−f(x0)h.g(x0+h)+limh→0f(x0).g(x0+h)−g(x0)h
=f′(x0).g(x0)+f(x0).g′(x0)
4) Ta chứng minh (1g)′(x0)=−g′(x0)g2(x0)
(1g)′(x0)=limh→0(1g(x0+h)−1g(x0)).1h
=limh→0g(x0)−g(x0+h)h.g(x0+h).g(x0)=−g′(x0)g2(x0)
6. Đạo hàm của hàm hợp
Cho hàm số f xác định trên khoảng mở chứa x0 và f'(x0) tồn tại, g xác định trên khoảng mở chứa y0 = f(x0) và g′(y0)=g′[f(x0)] tồn tại. Khi đó hàm số hợp h = gof có đạo hàm x0 và (gof)(x0)=g′[f(x0)].f′(x0)
Chứng minh:
Vì f'(x0) tồn tại nên f(x)−f(x0)x−x0=f′(x0)+ε1(x)
với limx→x0ε1(x)=limx→x0[f(x)−f(x0)x−x0−f′(x0)]=0
Khi đó: f(x)−f(x0)=(x−x0)[f′(x0)+ε1(x)] (1)
với ε1(x)→0khix→x0
Tương tự, vì g′[f(x0)] tồn tại nên
g[f(x)]−g[f(x0)]=[f(x)−f(x0)][g′[f(x0)]+ε2[f(x)]](2)
với ε2[f(x)]→0khif(x)→f(x0)
Thế (1) vào (2) :
g[f(x)]−g[f(x0)]=(x−x0)[f′(x0)+ε1(x)][g′[f(x0)]+ε2[f(x)]]
⇒g[f(x)]−g[f(x0)]x−x0=[f′(x0)+ε1(x)][g′[f(x0)]+ε2[f(x0)]]
Vì f liên tục tại x0 nên khi x→x0 thì f(x)→f(x0)⇒ε2[f(x)]→0
⇒(gof)′(x0)=limx→x0g[f(x)]−g[f(x0)]x−x0
=limx→x0[f′(x0)+ε1(x)][g′[f(x0)]+ε2[f(x)]]=f′(x0).g′[f(x0)]
7. Đạo hàm của hàm ngược
Cho hàm f là một hàm số liên tục, đơn điệu nghiêm cách từ (a,b) vào (c,d). Gọi φ là hàm ngược của f,φ≡f−1:(c,d)→(a,b). Nếu f có đạo hàm tại x0∈(a,b)và f′(x0)≠0 thì φ có đạo hàm tại y0=f(x0) và
φ′(y0)=1f′(x0)=1f′[φ′(y0)]=1f′[f−1(y0)]
Chứng minh:
φ′(y0)=limy→y0φ(y)−φ(y0)y−y0=limy→y0x+x0f(x)−f(x0)
=limx→x01f(x)−f(x0)x−x0=1f′(x0)=1f′[φ(y0)]
(Vì f liên tục tại x0 và φ liên tục tại y0 nên y→y0⇔x→x0 ).
Ghi chú:
Vì hàm f là một hàm số liên tục, đơn điệu nghiêm cách từ (a, b) vào (c, d) nên f-1 tồn tại và liên tục trên (c, d).
Ví dụ 1:
y=arcsinxvà −1<x<1⇔x=sinyvà −π2<y<π2
(arcsinx)′=1(siny)′=1cosy=1√1−sin2y=1√1−x2
y=arctgx với x∈(−∞;+∞)⇔x=tgyvới −π2<y<π2
Tương tự: (arccosx)′=−1√1−x2 với −1<x<1
Ví dụ 2: Chứng minh (dành cho độc giả)
arctgx+arccotgx=π2,∀x∈R
arcsinx+arccosx=π2,∀x∈[−1,1]
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Đạo hàm được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Vi phân - Khái niệm, định lý, qui tắc, đạo hàm
- doc Bài 3: Vi phân - Công thức Taylor
- doc Bài 4: Vài ứng dụng của đạo hàm và vi phân