Tổng hợp mở bài hay tác phẩm Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

Mở bài đóng vai trò quan trọng trong một bài văn nghị luận. Với một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Để có được một mở bài hay khi phân tích tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, mời các em tham khảo một số mở bài dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Tổng hợp mở bài hay tác phẩm Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

1. Mở bài 1

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

2. Mở bài 2

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

3. Mở bài 3

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ảnh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

4. Mở bài 4

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn.

5. Mở bài 5

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

6. Mở bài 6

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

7. Mở bài 7

Ngô Tất Tố, nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị. Ông còn là nhà văn có tài luôn gần gũi nông dân “chân lấm tay bùn” với những án văn bất hũ, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Tắt đèn”. Với cái nhìn sâu sắc, tài chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầụ của nông dân Việt Nam, đồng thời “Tắt đèn” cũng chính là “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân - phong kiến. Tiêu biểu cho cảnh thảm sầu đó là hình ảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Dù sống trong cảnh khổ cực, tủi nhục ra sao thì chị Dậu vẫn là người phụ nữ chất phát, lương thiện, giàu đức hy sinh và tình chân thật của một người vợ và người mẹ. Và khi bị chế độ áp bức đẩy vào chân tường, chị đẫ dám chống lại bằng chính sức mạnh của mình qua đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ”.

8. Mở bài 8

Tắt đèn”là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hoà nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông. “Tức nước vỡ bờ” vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc…, Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn.

9. Mở bài 9

Văn học Việt Nam trong thời kí kháng chiến chống Pháp thường xoay quanh chủ đề về nông dân. Trong đó tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tiêu biểu trong thể loại ấy đã để lại không ít ấn tượng trong làng văn học bấy giờ. Đặc biệt là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào thể hiện được nội dung phản ánh một phần trong thiên tiểu thuyết.

10. Mở bài 10

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ.”

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM