Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11

eLib xin gởi đến các em bài học Tóm tắt văn bản nghị luận, nhằm giúp các em nắm được mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản nghị luận. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11

1. Mục đích yêu cầu việc tóm tắt văn bản nghị luận

1.1. Khái niệm

- Là trình bày lại nội dung của văn bản đó một cách nhắn gọn theo mục đích đã định

1.2. Mục đích

- Sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm , ý kiến, mà không làm tăng quá mức dung lượng văn bản

- Thu thập ghi chép tư liệu cho bản thân

- Luyện tập năng lực đọc- hiểu, năng lực tóm lược văn bản

1.3. Yêu cầu

- Phản ánh trung thành tư tưởng và các luận điểm của văn bản gốc

- Ngắn gọn, súc tích

- Diễn đạt trong sáng, chặt chẽ , mạnh lạc

2. Cách tóm tắt văn bản nghị luận

- Bước 1 : Đọc và tìm hiểu nội dung của văn bản gốc.

+ Xác định vấn đề nghị luận: Văn bản bàn về vấn đề gì? Để trả lời câu hỏi này có thể căn cứ vào các vị trí “mạnh” của văn bản như:

  • Nhan đề của văn bản.

  • Câu chủ đề (hoặc một số câu chủ đề) trong phần mở bài của văn bản.

+ Xác định hệ thống luận điểm (các ý lớn) của văn bản.

  • Căn cứ vào phần mở bài.

  • Xác định các đoạn văn, cụm đoạn vãn. Tìm câu chủ đề của các đoạn, ý khái quát của các đoạn văn.

+ Tìm các luận cứ triển khai cho các luận điểm. Lưu ý câu chủ đề của các đoạn văn, phân tích cấu tạo đoạn văn.

+ Tìm nội dung khái quát phần kết bài.

- Bước 2: Diễn đạt các luận điểm, luận cứ thành lời bằng một hoặc một số câu.

- Bước 3: Viết văn bản tóm tắt.

+ Viết nhan đề văn bản bằng hình thức đặc biệt: viết vào chính giữa trang, viết bằng chữ in hoa.

+ Lần lượt viết phần mở bài, thân bài và kết bài. Nên tách phần đầu và phần cuối thành đoạn văn riêng. Với phần thân bài, chỉ cần tìm cách liên kết các câu diễn đạt các luận điểm, luận cứ thành các đoạn văn. Khi viết, nên ưu tiên viết câu đầy đủ các thành phần, đặc biệt là câu đơn hoặc câu ghép mở rộng nhằm tăng cường tối đa lượng thông tin trong câu. Nhìn chung không nên dùng câu đặc biệt, câu cảm thán, câu mệnh lệnh và câu nghi vấn. Cần lựa chọn sử dụng các phương tiện liên kết sao cho phù hợp để nối kết giữa các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản với nhau.

- Bước 4: Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.

+ Đọc lại văn bản tóm tắt, đối chiếu với yêu cầu, mục đích của văn bản nói chung và văn bản tóm tắt để bổ Sung, sửa chữa nhằm hoàn thiện văn bản tóm tắt.

3. Luyện tập

Câu 1.  Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏỉ ghi bên dưới :

Mở đầu là phần lung khởi, sau khi nệu một nguyên lí cơ bản làm nền tảng cho đường lối chính trị của nghĩa quân /.../, tác giả đi vào xác định những nhân tố chính đã góp phần tạo nên cộng đồng dân tộc Việt: một cộng đồng lãnh thố, một nền văn hoá lâu đời, một phong tục tập quán riêng, và một lịch sử đầy những chiến công của anh hùng hào kiệt... Những nhân tố này đã quyện lại như những truyền thống tinh thần bền vững, khiến cho quốc gia Đại Việt không những tồn tại mà còn đứng ngang hàng với các đế chế Trung Hoa. Phần tiếp theo, vạch trần tội ác của  giặc /.../ đã đem quân tràn xuống cướp phá giang sơn Đại Việt. Bọn chúng đã gây không biết bao nhiêu tội ác rùng rợn, đẩy muôn dân xuống vực thẳm, vơ vét của cải, hoành hành ngang ngược, khiến cho tất cả người, vật, cây, cỏ... không loài gì có thế sống còn. Phần thứ ba, trình bày quá trình phát triển của khởi nghĩa /.../, từ lúc ý chí cứu nuóc còn nung nấu trong tâm trí vị thủ lĩnh nghĩa quân, đến những bước chuẩn bị sáng tạo của ông về mặt tư tưởng /.../. Rồi những khó khăn chồng chất và những thất bại nặng nề buổi đầu. Tuy vậy, vẫn không gì ngăn nổi xu thế lớn lên của nghĩa quân về sau, nhờ biết /.../, nhờ biết vận dụng sáng tạo và  nhờ biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt chiến lược /.../, quyết giữ vững không rồi ngọn cờ nhân nghĩa. Phần thứ tư, cũng là phần dài nhất, là những trận thắng oanh liệt của nghĩa quân ruổi dài từ Nam ra Bắc, song song với những thất bại làm kinh hoàng bởi vía kẻ thù, cho đến tận lúc chỉ còn lại một nhúm quân giặc trong thành /.../, đành phải cởi giáp hàng phục. Mấy câu kết ca ngợi bước biến đổi phi thường mà cuộc khởi nghĩa đã mang lại cho xã tắc. /.../. Tác giả khẳng định dứt khoát đây là một chiến công có ý nghĩa tái tạo, đổi đời, và góp phần giữ cho nhân dân ta /.../.

(Theo Từ điển văn học (bộ mới), Sđd)

Câu hỏi :

a) Đó là đoạn vân được viết ra để tóm tắt văn bản nghị luận nào ? Bằng cách nào mà anh (chị) có thể xác định được văn bản cần tóm tắt ? Từ đó, anh (chị) có thể học được bài học gì trong việc tóm tắt văn bản nghị luận ?

b) Trên cơ sở văn bản Đại cáo bình Ngô đã học, hãy điền các từ ngữ thích hợp vào những chỗ có dấu /.../.

Gợi ý làm bài:

a. Đại cáo bình Ngô. Đó là điều không quá khó khăn để nhận ra, và có thể chưa phải là điều quan trọng nhất. Văn bản tóm tắt đã rất thành công, vì đã giữ được những đặc điểm cốt yếu nhất của văn bản cần tóm tắt.

b) Trong nguyên bản của đoạn văn được nêu trong bài tập, ở các chỗ trống có dấu /.../ lần lượt là những từ ngữ :

- Lam Sơn : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

- Minh.

- Lam Sơn.

- “Nghiền ngẫm những sách lược thao” ; “xét nghiệm mọi cơ hưng phế”.

- “Sào dựng lên làm cờ, tập họp bốn phương dân cày, phu tráng - Rượu hoà nước cùng uống, trên dưới sĩ binh một dạ cha con”.

- “mưu phạt tâm công”.

- Đông Quan.

- “Kiền khôn bĩ mà lại thái - Nhật nguyệt mờ mà lại trong”.

-  “nền thái bình muôn thuở”.

Câu 2. Em hãy khái quát các bước viết văn bản tóm tắt.

Gợi ý làm bài:

- Viết nhan đề của văn bản.

- Lần lượt viết phần mở bài, thân bài, kết bài.

+ Sử dụng nhiều thành phần.

+ Sử dụng nhiều phương tiện liên kết.

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận;

- Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận;

- Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

- Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài 1000 chữ)

- Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể.

Ngày:19/12/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM