Thuyết minh về một di tích văn hóa cổ của đất nước: Tháp Chàm ở Phan Thiết
Nội dung bài văn mẫu dưới đây giúp các em hiểu rõ hơn về di tích văn hóa cổ Tháp Chàm Phan Thiết. Đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng viết một bài văn thuyết minh hay. Mời các em tham khảo mọt số bài văn mẫu hay dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một di tích văn hóa cổ của đất nước: Tháp Chàm ở Phan Thiết
Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, miền cực nam Trung Bộ nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Phan Thiết còn rất nổi tiếng với những tháp Chàm cổ kính, kì vĩ, độc đáo. Cách thành phố Phan Thiết gần 7 km về phía Đông Bắc là nhóm tháp Chàm Pôshanư có niên đại trên 1200 năm của dân tộc Chăm, nằm trên đỉnh đồi Ngọc Lâm. Nhóm tháp này được tạo tác từ cuối thế kỉ thứ 8, là nơi thờ Pôshanư vị nữ vương Chiêm Thành. Cách đây trên 300 năm nhiều tháp Chàm đã bị vùi lấp, tới đây chỉ còn lại một tháp chính lớn nhất, một tháp nhỡ ở sát chùa, và một tháp nhỏ ở gần tháp chính. Trong tháp chính có bệ thờ Linga-Yoni, biểu tượng của thần Shiva bằng đá xanh đen còn nguyên vẹn với những thớt đá đồ sộ được chạm khắc các biểu tượng thể hiện sự sinh tồn của dân tộc Chăm. Cuối thế kỉ 19, trong tháp nhỡ vẫn còn thờ con bồ Khỉ đá rất lớn nhưng sau đó thì không thấy nữa (?). Có lẽ đó là thần Nadin như ta vẫn thấy thờ trong các tháp Chàm ở Phan Rang. Tháp Chăm Pôshanư được xếp hạng di tích quốc gia với chế độ trùng tu, bảo vệ đặc biệt. Nó là di sản văn hóa vô giá của đất nước ta. Du khách gần xa đến với Phan Thiết không thể không đến chiêm ngưỡng những tháp Chàm, dấu tích một nền văn minh từ nghìn xưa đang trầm mặc cùng tuế nguyệt.
2. Thuyết minh về một di tích văn hóa cổ của đất nước: Tháp Chàm ở Phan Thiết
Hẳn chúng ta ai cũng biết điều làm nên vẻ đẹp rất đỗi thân thương của nước ta không phải chỉ bởi những biển lúa mênh mông, những cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. Tháp Chàm ở Phan Thiết là một trong những di tích văn hóa cổ nổi tiếng của đất nước ta.
Phan Thiết là một thành phố có nhiều di tích cổ thuộc tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh về phía đông khoảng gần 200km. Đi từ phía Bắc xuống, đây là khu vực thuộc vùng Nam Trung Bộ. Trước đây, vùng đất này thuộc vùng đất của tộc người Chăm. Ngoài những bãi biển nổi tiếng, những món ăn ngon, các ngôi chùa cổ kính,… Phan Thiết còn thu hút khách du lịch bởi tháp Chàm cổ kính, lâu đời mang nhiều vẻ độc đáo. Từ trung tâm Phan Thiết, đi về hướng Đông Bắc khoảng 7 km, du khách dừng chân trên đỉnh đồi Ngọc lâm để được chiêm ngưỡng nhóm tháp Chàm Pôshanư có niên đại trên 1200 năm.
Cách đây khoảng 12 thế kỉ, tức là vào thế kỉ thứ VIII, vị nữ vương Pôshanư của Chiêm Thành đã có công lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của tộc người Chiêm nên được nhân dân tôn kính, xây tháp thờ. Tháp Chám gồm nhiều tòa tháp đứng cạnh nhau tạo thành một khu quần thể nhưng đã bị vùi lấp từ hơn 300 năm trước. Hiện nay chỉ còn lại một tháp chính lớn nhất như du khách thường thấy và một tháp ở gần tháp chính. Trước đây vài thế kỉ, đây vẫn là vùng sinh sống của người Chăm. Tuy nhiên., do những biến thien của lịch sử, do chiến tranh, do thiên tai, dịch bệnh mà người Chăm di tản ra các vùng khác sinh sống. Nhưng hàng năm, người Chăm vẫn hướng về cội nguồn, vẫn về tháp Chàm Pôshanư để tưởng nhớ, thực hiện các nghi thức truyền thống của tọc mình.
Tháp Chàm là nơi ẩn chứa những dấu tích văn hóa của người Chăm xưa. Nếu trong cách chùa của người kinh thờ Phật thì trong tháp Chàm thời thần Shiva, một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Bệ thờ Linga-Yoni, bằng đá xanh đen còn nguyên vẹn có trong tháp là biểu tượng của thần Shiva. Văn hóa, sự sinh toonf của dân tộc Chăm bao thế kỉ qua đều được thể hiện bằng các hình chạm khắc có trên các tảng đá đồ sộ quanh tháp. Nhiều người khẳng định rằng, đến thế kỉ 19, trong tháp cạnh tháp chính vẫn còn thờ con bồ Khỉ đá rất lớn nhưng sau đó thì không thấy nữa. Người ta lí giải, có lẽ đó là thần Nadin như ta vẫn thấy thờ trong các tháp Chàm ở Phan Rang.
Tháp Chàm Pôshanư có vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng với Phan Thiết cũng như với dân tộc Việt Nam ta. Nhờ có tháp Chàm mà hằng năm Phan Thiết có lượng lớn khách du lịch đến thăm quan, mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhân dân địa phương. Với cấp nhà nước, tháp là di sản văn hóa vật thể cố kính, lâu đời của nước ta. Tháp được xếp hạng di tích quốc gia, được chính quyền quan tâm với chế độ trùng tu, bảo vệ đặc biệt.
“Người ơi người ở đừng về”… lời ca tiếng hát ấy như nói lên được tâm trạng của du khách khi đến thăm tháp chàm của Phan Thiết. Nơi đây, in dấu tích ngàn xưa của một vùng văn hóa, thật đáng để chúng ta ghi nhớ…
3. Giới thiệu về một di tích văn hóa cổ của đất nước: Tháp Chàm ở Phan Thiết - Bài tham khảo số 1
Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh BÌnh Thuận, miền cực nam Trung Bộ nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Phan Thiết nổi tiếng với những ngôi chùa cổ rất quy mô và cổ kính như chùa Liên Trì, chùa Bà Đức sanh, chùa Phật Quang... Chùa Phật Quang còn gọi là Chùa Cát được xây dựng vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Chiếc chuông đồng rất lớn được đức năm 1750, bộ kinh Pháp Hoa với 118 bản khắc gỗ hoàn thành năm 1734. Chùa Ông uy nghi tráng lệ được xây dựng năm 1770 với hàng dãy cột chạm khắc tinh xảo treo hàng trăm câu đối sơn son thếp vàng cực kì lộng lẫy.
Phan Thiết còn rất nổi tiếng với những tháp Chàm cổ kính, kì vĩ, độc đáo. Cách thành phố Phan Thiết gần 7km về phía Đông Bắc là nhóm tháp Chàm Pôshanư có niên đại trên 1200 năm của dân tộc Chăm, nằm trên đỉnh đồi Ngọc Lâm. Nhóm tháp này được tạo tác từ cuối thế kỉ thứ VIII, là nơi thờ Pôshanư, vị nữ vương Chiêm Thành. Cách đây trên 300 năm, nhiều tháp Chàm đã bị vùi lấp, tới nay chỉ còn một tháp chính lớn nhất, một tháp nhỏ ở sát chùa, và một tháp nhỏ ở gần một tháp chính.
Trong tháp chính có bệ thờ Linga – Yoni, biểu tượng của thần Shiva bằng đá xanh đen còn nguyên vẹn với những thớt đá đồ sộ được chạm khắc các biểu tượng thể hiện sự sinh tồn của dân tộc Chăm. Cuối thế kỉ XIX, trong tháp nhỡ vẫn còn con bò bằng đá rất lớn nhưng sau đó thì không thấy nữa. Có lẽ đó là thân Nadin như ta vẫn thấy thờ trong các tháp Chàm ở Phan Rang.
Ba, bốn thế kỉ trước, quanh tháp Pôshanư là các làng mạc trù phú của người Chăm. Do chiến tranh, do biến động của thiên nhiên và lịch sử nên phần nhiều người Chăm đã dời đi lập nghiệp ở những nơi khác. Nhưng hàng năm, người Chăm ở mọi nơi vẫn trở về thấp Pôshanư để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống linh thiêng.
Tháp Chăm Pôshanư được xếp hạng di tích quốc gia với chế đội trùng tu, bảo vệ đặc biệt. Nó là di sản văn hóa vô giá của đất nước ta. Du khách gần xa đến với Phan thiết không thể không đến chiêm ngưỡng những tháp Chăm, dấu tích một nền văn minh từ nghìn xưa đang trầm mặc cùng tuế nguyệt.
4. Giới thiệu về một di tích văn hóa cổ của đất nước: Tháp Chàm ở Phan Thiết - Bài tham khảo số 2
Khi du khách đến du lịch Phan Thiết, có một địa điểm mang nét văn hóa dân tộc Chăm rất đặc biệt và mới lạ mà du khách không thể bỏ qua đó chính là tháp Poshanư. Tháp Chàm Poshanư là một công trình kiến trúc của vương quốc Chăm Pa có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc nên đã dần trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách khi có dịp đến với thành phố Phan Thiết.
Tháp Poshanư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Tháp nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa, trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải. Khi mưới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva – là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Đến thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư. Công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.
Điểm thu hút của tháp Chăm này chính là những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa tạo nên những công trình độc đáo, kỳ bí mà ngày nay còn nhiều điều chưa được giải thích khám phá. Quần thể tháp là một nhóm di tích đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Vương quốc Chăm Pa cổ, thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa.
Tháp chính A có 4 tầng, càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét, một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm thì hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh. Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Trong tháp hiện còn thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Đây là công trình còn khá nguyên vẹn của cụm tháp Poshanư.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.
Tháp phụ C hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.
Cũng như hầu hết các tháp Chăm ở nước ta, tháp Poshanư phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế – chính trị với các dân tộc liền kề. Giá trị nghệ thuật của các hình điêu khắc, ngoài việc giúp đỡ cho các đền tháp đẹp hơn còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
Hàng năm, khu di tích tháp Poshanư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng viếng cầu bình an, làm lễ cầu mưa, hay cầu cho những chuyến đi biển được bình yên, cùng những nghi lễ truyền thống khác thể hiện sự tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Lễ hội Katê với nhiều tiết mục đặc sắc được diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch. Vào ngày này sẽ có các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển đi kèm với những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Paranưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… làm say đắm khách phương xa.
Vào những ngày thường, khách du lịch đến tham quan tháp Poshanư vẫn có thể thưởng thức những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm được ban quản lý tổ chức theo yêu cầu và xem nghệ nhân trình diễn nghề dệt vải thủ công.