Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng phân tích một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đó, các em có thể vận dụng những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào bài văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Phân tích đặc trưng:

- Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Đầu tiên đoạn văn trên cho ta thấy rất rõ về địa điểm và thời gian của “lời nói”.

+ Mục đích và người nói rõ ràng.

+ Diễn đạt cụ thể.

- Tính cảm xúc:

+ Suy nghĩ về hiện tại, liên tư­ởng đến t­ương lai.

+ Có sự trách móc.

- Tính cá thể : Đoạn trích có nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. 

b. Phát triển ngôn ngữ cho bản thân.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Phân tích dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Từ ngữ xưng hô phổ biến trong giao tiếp đời thường.

- Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l­ưu, nhung nhớ.

- Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:

- Đoạn đối thoại trên đã sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhằm tái hiện đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng.

- Sự lặp lại các yếu tố dư này giúp duy trì mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì không khí sử thi.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM