Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,... Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
2. Soạn câu 2 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
3. Soạn câu 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
4. Soạn câu 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
5. Soạn câu 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
6. Soạn câu 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
1. Soạn câu 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Các bộ phận, xu hướng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
+ Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến:
- Văn học lãng mạn: đề cao cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, thể hiện sự bất hòa nhưng bất lực trước thực tại.
- Văn học hiện thực: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời,phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân.
+ Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
- Thơ văn cách mạng: được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng.
- Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học phụ thuộc vào hai yếu tố: Yếu tố chủ quan: nội tại phát triển của văn học. Yếu tố khách quan: Pháp xâm lược nước ta, xuất hiện thành thị, chữ quốc ngữ ra đời, báo chí phát triển.
- Cái tôi cá nhân.
2. Soạn câu 2 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Thể loại thường mượn đề tài, cốt truyện của Trung Quốc là tiểu thuyết trung đại:
+ Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn.
+ Kết cấu lối chương hồi, theo công thức. Nhân vật thuật theo trình tự thời gian, nhân vật phân tuyến rõ ràng.
+ Kết thúc có hậu.
- Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ chưa có nhiều. Hồ Biểu Chánh nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định chỗ đứng của mình với nhiều tác phẩm với có tên tuổi:
+ Tái hiện được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ, đủ các tầng lớp trong xã hội.
+ Mô phỏng cốt truyện phương Tây, còn mang nhiều nét của văn học trung đại.
3. Soạn câu 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Tình huống truyện:
+ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): tình huống nhầm lẫn, đôi trai gái Pháp nhầm lẫn về vua Khải Định.
-> Tình huống vô lí nhưng lại dựa trên nền tảng có lí, có tính thực tiễn, khắc họa được nhân vật dù nhân vật không trực tiếp xuất hiện trong hoàn cảnh truyện đưa ra.
+ Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan): tình huống trào phúng, thể dục thể thao như một trò tra tấn, ép buộc.
-> Tình huống trào phúng thể hiện sự mâu thuẫn giữa bản chất và hình thức, lên án chính sách cai trị của xã hội phong kiến thực dân lúc bấy giờ.
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): tình huống mới mẻ, độc đáo, đặt hai nhân vật vào cuộc kì ngộ đặc biệt.
-> Thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng trác tuyệt, phi thường ở nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ thuật, cái đẹp luôn được đặc tuyển của Nguyễn Tuân.
+ Chí Phèo (Nam Cao): tình huống bi kịch, nhân vật bị đẩy vào con đường tha hóa và chết tức tưởi trên ngưỡng cửa làm người của mình.
4. Soạn câu 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:
+ Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.
+ Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua.
+ Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật.
- Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Tuân:
+ Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình.
+ Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ.
- Đặc sắc truyện Chí Phèo
+ Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.
5. Soạn câu 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
- Nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
+ Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
+ Khai thác và sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để làm nổi bật lên tiếng cười.
+ Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt.
+ Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
-> Số đỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ trọng Phụng và được đánh giá là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam, kể từ khi có chữ quốc ngữ. Thông qua tác phẩm, nhà văn đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời.
6. Soạn câu 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Hai mâu thuẫn trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và giai cấp phong kiến tàn bạo.
- Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân.
=> Nguyễn Huy Tưởng chưa thể giải quyết rạch rồi, minh bạch mâu thuẫn thứ hai, chứng tỏ chính nhà văn cũng đang băn khoăn, phân vân giữa hai thái cực này trong tư tưởng của mình.
7. Soạn câu 7 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao xuất phát từ ý thức sâu sắc, sự đòi hỏi cao trong sáng tạo của nhà văn đối với nghề:
- Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải khám phá ra cái mới.
- Nam Cao diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc, giàu hình ảnh.
- Sự nghiệp sáng tác của ông thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức và người nông dân luôn mang nét mới.
8. Soạn câu 8 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh giữa hai dòng họ đang thù địch nhau, qua đó thể hiện khát khao hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét:
- Rô-mê-ô: Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa,...
- Giu-li-ét: Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi; Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh,...
- Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người.
=> Khát khao hạnh phúc, vượt lên trên thù hận vì tình yêu chân thành, mãnh liệt.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 tóm tắt
- docx Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt
- docx Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ Văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thương vợ tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Khóc Dương Khuê tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Vịnh khoa thi Hương tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài đọc thêm Chạy giặc Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Bản tin Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 tóm tắt