Soạn bài Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8 tóm tắt giúp các em hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh, biết sử dụng cách nói giảm, nói tránh trong những trường hợp cần thiết. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Những từ ngữ in đậm là cách nói giảm nhẹ sự việc, thể hiện sự tế nhị hơn. 

- Người viết dùng cách diễn đật đó tại vì để tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn hay sự thô tục, thiếu lịch sự.

2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Trong câu này tác giả dùng từ "bầu sữa" mà không dùng từ khác cùng nghĩa. Vì tránh thô tục thiếu lịch sự.

3. Soạn câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

So sánh hai câu:

- "Con dạo này lười lắm": là cách nói giảm.

- "Con dạo này không được chăm chỉ lắm": là cách nói giảm, cách nói này nhẹ hơn.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 108 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- "đi nghỉ, hiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa..." lần lượt được điền vào các chỗ trống của a, b, c, d, e như sau:

a) Đi nghỉ.

b) Chia tay nhau 

c) Khiếm thị.

d) Có tuổi

e) Đi bước nữa

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 108 - 109 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Nói giảm: a1, e1, c1.

- Nói tránh: b2, d1.

6. Soạn câu 3 Luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt.

- Bác ấy đã đi rồi.

- Anh làm việc này không tốt lắm.

- Bạn ấy có vẻ không chăm lắm.

7. Soạn câu 4 luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Trong các trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình thì nói lên thẳng. Hoặc khi phải trình bày tường thuật một vấn đề gì đó để tránh cho người ngeh có sự hiểu lầm thì cần nói đúng mức độ sự thật, không nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM