Soạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được tâm sự của những nhà thơ mới trước Cách mạng qua lời của con hổ bị giam hãm ở vườn bách thú. Hi vọng các em sẽ có một bài soạn thật tốt!

Soạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Bố cục bài thơ như sau:

+ Đoạn 1: Con hổ bị giam hãm.

+ Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng của con hổ.

+ Đoạn 4: Sự căm ghét những thói giả dối, tầm thường.

+ Đoạn 5: Hoài niệm những ngày xưa.

2. Soạn câu 2 trang 7 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. Phân tích:

- Đoạn 1 và 4: Thể hiện sự căm hận những thứ tầm thường, giả dối.

- Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

b. Đoạn 2 và 3: Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả.

c. Thế Lữ xây dựng không gian có sự đối lập nhau, nếu như thế giới ngoài kia rộng lớn bao nhiêu thì không gian nơi con hổ ở tù túng và chật hẹp bấy nhiêu. Qua đó thể hiện khao khát tự do của con hổ.

3. Soạn câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" là thích hợp vì:

+ Thái độ ghét sự giả dối và tầm thường của những con người nhỏ bé của con hổ nơi vườn bách thú.

+ Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

+ Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

4. Soạn câu 4 trang 7 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nhận xét của Hoài Thanh:

- Thế Lữ đã mang đến cho người đọc những âm thanh vô cùng chân thực và phù hợp với cảnh núi rừng đó là tiếng gió ngàn thu, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những...).

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM