Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về quan niệm sống nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó, các em có thêm vốn kiến thức về một số tác giả trong văn học trung đại Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Hoàn cảnh sống và tâm trạng của tác giả:

- Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng và hoàn cảnh sống qua cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu rất đặc biệt.

- Hai câu thơ ấy cho ta thấy cuộc sống nhàn nhã ở nơi thôn dã của tác giả.

2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Câu thơ mang đến những quan niệm sống của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta nhận thấy hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. 

- Tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường.

3. Soạn câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nhận xét hai câu thơ 5 và 6:

- Tác giả đã nhắc đến những món ăn vô cùng giản dị.

- Sinh hoạt như bao người dân quê.

- Hai câu thơ tạo thành bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc.

- Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch.

- Qua đó cho thấy tâm hồn, nhân cách kẻ sĩ thanh cao, trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

5. Soạn câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Qua bài thơ "Nhàn" ta có thể nhận thấy tác giả có quan niệm sống hết sức thanh cao, nhà thơ không màng phú quý. Ông xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Đó là lối sống không vướng bận, không bon chen.

6. Soạn câu luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên thật giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch.

- Triết lí sống của ông là tư tưởng nhân sinh của đạo nho, ứng xử trong thời loạn: sống chan hòa với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn luôn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM